LOADING...

Tháng Bảy

21Th7

Hướng dẫn kết nối công tắc với ứng dụng Makihome trên iPhone hoặc Android

by annt

HƯỚNG DẪN KẾT NỐI CÔNG TẮC MAKIHOME VỚI ỨNG DỤNG TRÊN IPHONE HOẶC ANDROID

Các bước thực hiện:

– Bước 1: Cài đặt ứng dụng Makihome từ App Store hoặc Google Play. Tìm kiếm ứng dụng theo từ khóa “Makihome” hoặc quét mã QR để download

– Bước 2: Tải ứng dụng Makihome và đăng ký tài khoản

Nếu chưa cài đặt và đăng ký ứng dụng Makihome, bạn có tham khảo tại: Hướng dẫn cài đặt và đăng ký ứng dụng Makihome 

– Bước 3: Kết nối công tắc với ứng dụng Makihome

+ Chuẩn bị: 

  • Hãy chắc chắn rằng công tắc Makihome đã được đấu nối thành công và được cấp nguồn. Bấm giữ vào 1 nút bất kỳ trên mặt thiết bị từ 3 – 7s sau đó nhả tay ra (đèn led trên công tắc nháy nhanh). Khi đó thiết bị đã chuyển sang trạng thái chờ thiết lập kết nối vào mạng WIFI.
  • Đảm bảo điện thoại của bạn đã kết nối vào Router WIFI và có thể kết nối mạng. Mạng WIFI phải làm mạng có tần số 2.4 Ghz.

–  Bấm vào “thêm nhanh thiết bị” ở góc trên bên phải màn hình sau đó chọn “Thiết bị khác” để chuyển đến màn hình “Thêm thiết bị mới”. Chạm vào biểu tượng “+” và chọn loại “Thiết bị Wi-Fi”.

 – Nhấn chọn Bước 2 và cho phép quyền và bật Bluetooth trên thiết bị Smartphone

– Ấn “Quét thiết bị” và ứng dụng sẽ quét các thiết bị

– Sau khi đã quét thành công, chọn WiFi và nhập mật khẩu

– Bấm cài đặt, chờ quá trình cài đặt xong sẽ có cửa sổ mới hiện ra và ứng dụng đã kết nối thành công với thiết bị

– Lúc này các công tắc tương ứng các lộ đèn đã có thể bật tắt ngay trên ứng dụng cũng như có thể thực hiện các thao tác như đổi tên, đổi biểu tượng, xem lịch sử hoạt động,… bằng cách ấn giữ vào biểu tượng công tắc trên màn hình trang chủ

– Nhấn chọn nhà, phòng cho công tắc và bấm chọn “ Đồng ý” hoàn tất quá trình cài đặt.

Video hướng dẫn thêm công tắc vào ứng dụng makihome:

! Lưu ý: Đôi khi việc kết nối có thể không thành công do mạng Wi-Fi yếu hoặc để điện thoại cách quá xa công tắc. Khi đó cần thực hiện lại thao tác “Chuẩn bị” ở trên và tiến hành lại các bước như trên để kết nối lại.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Kinh nghiệm xử lý các vấn đề khi sử dụng công tắc thông minh wifi 

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An Do not Reup

Ps: Tuấn An_Makihome

20Th7

Hướng dẫn cài đặt hẹn giờ thiết bị trên ứng dụng Makihome

by annt

HƯỚNG DẪN HẸN GIỜ BẬT/TẮT TRONG ỨNG DỤNG MAKIHOME

  • Để hẹn giờ bật tắt thiết bị trên app makihome ta thực hiện các bước như sau:

– Bước 1: Đảm bảo đã thêm các thiết bị vào app Makihome.

– Bước 2: Mở app makihome

– Bước 3: Tại màn hình chính của ứng dụng chọn “Tự động”  / “Lịch hẹn”

+ “Sửa tên”: Đặt tên lịch hẹn theo nhu cầu cụ thể

+ “Đặt ngày”: Chọn ngày mà bạn cần hẹn giờ

+ “Đặt giờ”: Chọn giờ cần hẹn lịch

+ “Lặp lại”: Chọn ngày cần lặp lại

+ “Hành động”: Chọn thiết bị thực hiện trong danh sách có sẵn hoặc kịch bản đã tạo

Hẹn giờ cho thiết bị

Hẹn giờ cho kịch bản

 

 

– Bước 4: Sau khi thiết lập các thông số xong nhấn “Lưu” là lịch hẹn có tác dụng ngay mà không cần khởi động lại các thiết bị.

! Chú ý:

  • Để hẹn giờ bật tắt nhanh 1 thiết bị bất kỳ tại nhà (phòng) chứa thiết bị điều khiển ta làm như sau:
  • Nhấn giữ thiết bị điều khiển / “Lịch hẹn”
  • Lựa chọn “ Đặt ngày” và “ Đặt giờ”
  • Lựa chọn trạng thái điều khiển: bật/tắt
  • Nhấn “Đồng ý” để xác nhận

Có thể bạn quan tâm: Điều khiển điều hòa thông minh

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An Do not Reup

Ps:Tuấn An_Makihome

19Th7

Hướng dẫn lấy dây nguội (N) cho công tắc thông minh

by annt

Tất cả các loại công tắc thông minh kết nối Wifi đều bắt buộc phải có cả dây nóng và dây nguội thì mới hoạt động ổn định được. Rất nhiều người dùng muốn thay công tắc thông thường bằng công tắc thông minh đã gặp phải một vấn đề kỹ thuật đó là không có sẵn dây nguội (dây N) để lắp đặt. Điều này xuất phát từ việc công tắc truyền thống không cần sử dụng tới dây này nên dây N được đấu ra thiết bị luôn.

Nếu đang gặp vấn đề trên, hãy tham khảo một số gợi ý để kéo dây nguội của Makihome nhé.

GIẢI PHÁP KHI THIẾU DÂY NGUỘI VỀ ĐẾ ÂM CÔNG TẮC

  • Tất cả các loại công tắc thông minh kết nối Wifi đều bắt buộc phải có cả dây nóng và dây nguội thì mới hoạt động được. Rất nhiều người dùng muốn thay công tắc thông thường bằng công tắc thông minh đã gặp phải một vấn đề kỹ thuật đó là không có sẵn dây nguội (dây N) để lắp đặt. Điều này xuất phát từ việc công tắc truyền thống không cần sử dụng tới dây này nên dây N được đấu ra thiết bị luôn.
  • Các thiết bị công tắc cảm ứng chạm được thiết kế với nguồn điện xoay chiều phổ biến 220V/50Hz. Trước khi lắp đặt, bạn phải đảm bảo nguồn điện này đã được ngắt bằng các chuyển cầu dao sang chữ OFF.

A. CÁCH PHÂN BIỆT DÂY NÓNG – DÂY NGUỘI

  • 1 pha 2 dây là nguồn điện phổ biến ở Việt Nam, bao gồm 1 dây pha và 1 dây trung tính. 2 dây này còn có tên gọi khác là dây nóng & dây nguội hoặc dây lửa & dây lạnh. Để phân biệt 2 loại này, bạn có thể dựa theo 3 cách sau đây:
  • Dùng bút thử điện: chọn một điểm có thể là ổ cắm hay đầu dây đã được tách lớp vỏ cách điện. Cho đầu bút thử điện chạm vào điểm hở. Nếu có điện chứng tỏ dây nóng, không có thì rất có thể là dây nguội.
  • Màu sắc: dây nóng thường có màu đỏ hoặc vàng còn dây nguội có màu đen/xanh/trắng,…
  • Ký hiệu: dây nóng có ký hiệu chuẩn là P hoặc L, còn dây nguội có ký hiệu là N.

B. THAY THẾ CÔNG TẮC SMART CHO CÁC Ổ CŨ KHÔNG SẴN DÂY N VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN.

1.Công tắc cơ gốc, không sẵn N.

2. Dùng công tắc “Không N” (không khuyến cáo dùng).

3. Kéo N từ bóng đèn gần nhất.

Người dùng có thể kéo dây N từ một thiết bị khác về. Thông thường sẽ lấy từ bóng đèn hoặc điều hòa.

Ví dụ: khi bạn tháo đầu bóng đèn ra thấy có dây L vào và dây N ra. Từ dây N, đấu thêm một dây đơn kéo xuống công tắc âm tường và một đầu vẫn nối với đèn.

4.Kéo N từ ổ cắm. CB gần nhất (không được sau chống giật – kiểu chung cư).

  • Các ổ cắm thường bố trí cách sàn nhà khoảng 0.5m để các thiết bị khi sử dụng không thấy dây cắm, đảm bảo tính thẩm mỹ. Nếu đi âm, thợ sẽ chạy dây dọc theo hộp công tắc xuống dưới. Việc của bạn là mở ổ cắm ra và xác định dây N và tìm trên hộp công tắc có dây N đi qua không? Chỉ cần dùng dây mồi, kéo 1 dây đơn nối sang công tắc âm tường là được.

5.Hi sinh 1 bóng đèn, nối tắt để lấy N

  • Đây là phương pháp bỏ sử dụng 1 tải, nối tắt 2 đầu tải và dây pha tải đó sẽ trở thành dây trung tính nguồn.
  • Ví dụ: dây L sẽ đấu vào 3 công tắc từ đó đi vào 3 đèn 1,2,3 rồi đi ra dây N (sơ đồ 1). Giả sử bạn không dùng đèn số 3 nữa, vậy hãy tháo cái đèn 3 sau đó đấu 2 dây của nó lại với nhau, là sẽ có 1 dây N như sơ đồ 2.
  • Lúc này bạn có L, N, L1, L2 để đấu vào công tắc thông minh.

Sơ đồ 1

Sơ đồ 2

Việc xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống điện thường rất phức tạp. Nếu không có chuyên môn thì hãy để thợ có kỹ thuật hoặc liên hệ ngay với Makihome để được lắp đặt một cách an toàn nhất.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An Do not Reup

Ps:Tuấn An_Makihome

19Th7

Những lưu ý khi chuẩn bị lắp đặt nhà thông minh

by annt

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “Nhà thông minh” được nhắc đến cũng như tìm kiếm rất nhiều. Chính vì thế, nhu cầu xây nhà thông minh cũng tăng cao. Không thể phủ nhận được những tính năng mà nhà thông minh mang lại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xây một ngôi nhà thông minh đúng cách và tiết kiệm.

Điều bạn cần làm khi lắp đặt nhà thông minh là gì?

Hãy cùng Makihome theo dõi bài viết dưới đây nhé.

 

1. Hệ thống điện.

  • Sản phẩm hoạt động với nguồn điện xoay chiều 100V – 240V/50Hz-60Hz, nên bắt buộc phải có đủ dây “nóng” (hay dây lửa, dây “Live” trong tiếng Anh) và dây “nguội” (hay dây “mát”, dây trung tính, dây “Neutral” trong tiếng Anh).

2. Với căn hộ đang sử dụng công tắc cơ truyền thống.

  • Với những căn hộ đang sử dụng công tắc cơ truyền thống, có ý định nâng cấp lên Smarthome thì không cần đục tường hay làm lại hệ thống điện. Chỉ cần thay thế công tắc cơ thông thường thành công tắc thông minh. Do kích thước của công tắc thông minh bằng với chuẩn kích thước của công tắc cơ thông thường cho cả 2 chuẩn công tắc vuông EU và chữ nhật US.

3. Khi lắp công tắc thông minh.

  • Công tắc thông minh là thiết bị phổ biến nhất trong nhà thông minh. Lưu ý nên đi sẵn dây mát (dây nguội hay dây trung tính, dây N) trong các đế âm tường nếu có ý định lắp công tắc thông minh lên các vị trí đó. Dây mát này dùng để nuôi mạch điều khiển của công tắc thông minh. Trường hợp không thể đi thêm dây mát thì có thể sử dụng loại công tắc không cần dây mát nhưng chi phí sẽ cao hơn một chút và độ ổn định không cao.
  • Ưu tiên sử dụng đế âm đơn, hạn chế dùng đế âm đôi, đế âm ba.
  • Không nên đi dây về 1 đế sau đó chia sang 2 bên mà nên chia thành từng ống đến đúng đế của nó
  • Nên đi thừa ổ âm ở vị trí thuận tiện . Hoặc 1 vài vị trí chỉ có 1~2 công tắc thì nên sự dụng thêm 1~2 nút để làm ngữ cảnh. (nếu không sự dụng công tắc thông minh thì có thể làm dùng ổ cắm )

a.Trường hợp 1: Thay thế công tắc cơ truyền thống, cần kiểm tra lại có các dây mát trong các đế âm tường hay không.

b.Trường hợp 2: Công trình xây mới, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật dưới đây

  • Đối với đế âm hình chữ nhật, khoảng cách đặt ngang giữa hai đế với nhau theo tiêu chuẩn kích thước là 2,5cm, khoảng cách trên dưới hay còn gọi là (dọc) có khoảng cách là 3,5cm như hình minh họa ở dưới đây.
  • Đối với đế âm hình vuông, khoảng cách đặt giữa hai đế âm với nhau theo tiêu chuẩn kích thước là 2,5cm, để đảm bảo sau này mặt công tắc khi lắp đặt sẽ vừa đẹp và thẩm mỹ ,đồng bộ cho một vùng công tắc đó.

4. Khi lắp rèm thông minh.

  • Xác định loại rèm: rèm ngang hay rèm cuốn,.. vị trí đặt động cơ rèm và vị trí công tắc rèm thông minh.
  • Rèm đơn: Cần 3 sợi dây tín hiệu từ động cơ về đế âm + 1 cặp dây nguồn 220V ở đế âm.
  • Rèm đôi: Cần 6 sợi dây tín hiệu từ động cơ về đế âm + 1 cặp dây nguồn 220V ở đế âm.

! Lưu ý: Với rèm đôi đế âm chôn sâu 1 chút.

5. Khi lắp công tắc nóng lạnh.

  • Nếu dùng qua công tắc thông minh kết hợp khởi động từ cần chạy thêm 2 sợi dây điện 1 ly từ đế âm lắp đặt công tắc lên trên Bình Nóng lạnh (dây này dùng để điều khiển khởi động từ).
  • Nếu dùng công tắc nóng lạnh công suất cao thì không cần quan tâm vấn đề này, cần có cặp dây nguồn (dây lửa L, dây mát N).

6. Khi lắp bộ điều khiển TV, điều hòa…( Bộ điều khiển IR).

  • Những vị trí lắp bộ hồng ngoại dùng để điều khiển TV, điều hòa thì cần có ổ cắm 220V cấp nguồn cho thiết bị.
  • Bộ điều khiển IR được thiết kế để bàn, một số trường hợp có thể gắn lên trần, nhưng phải đảm bảo giữa IR và mắt hồng ngoại của thiết bị không có vật cản.

7. Khi lắp cửa cuốn.

  • Xác định được loại cửa cuốn.
  • Lấy nguồn cho công tắc sau bộ lưu điện UPS của cửa cuốn.

8. Khi lắp các cảm biến thông minh.

  • Với các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động, cảm biến cửa, cảm biến khói … dùng pin nên có thể gắn tùy ý mà không cần quan tâm đến nguồn điện cấp cho thiết bị.

a. Lắp đặt cảm biến chuyển động.

  • Cảm biến chuyển động (CBCĐ) là thiết bị phát hiện chuyển động khi có người di chuyển trong vùng cảm ứng
  • Vị trí lắp đặt:
  • Những nơi có ánh sáng yếu như: nhà vệ sinh, hành lang, cầu thang, gara oto….
  • Vị trí gắn cảm biến là trung tâm của vùng phát hiện chuyển động hoặc tùy điều kiện hạ tầng căn hộ mà chọn vị trí cho phù hợp và hiệu quả sử dụng cao.

b. Lắp đặt cảm biến cửa

  • Cảm biến cửa (CBC) là thiết bị phát hiện trạng thái đóng, mở cửa tại vị trí được lắp đặt.
  • Vị trí lắp đặt:
  • Cửa ra vào, cửa sổ,…
  • Phần tĩnh của cảm biến gắn vào phần cố định của cửa, phần động của cảm biến gắn vào cánh cửa. Khoản cách của phần tĩnh và phần động của cảm biến khi cửa đóng (cảm biến xác nhận trạng thái đóng) tối đa là 1,5cm.

9. Khi lắp còi báo động.

  • Cần có ổ cắm 220V cấp nguồn cho thiết bị..

10. Khi lắp hệ thống WIFI.

  • Nếu dùng các thiết bị kết nối WIFI thì cần đầu tư bộ WIFI khả năng chịu tải tốt, có thể tách riêng băng tần 2,4GHz dùng cho các thiết bị smarthome. Nếu thay đổi thông tin mạng WIFI 2.4Ghz này thì cần kết nối lại tất cả các thiết bị.

11. Khi lắp công tắc đảo chiều.

  • Với các công tắc đảo chiều (cầu thang, đầu giường…) thì không cần đi dây liên lạc giữa 2 công tắc. Chỉ cần đấu nối 1 công tắc với bóng đèn, công tắc còn lại chỉ cần cấp nguồn, đầu ra bóng đèn bỏ trống. Việc đồng bộ trạng thái 2 công tắc (công tắc 1 bật thì công tắc 2 cũng bật theo và ngược lại) có thể thực hiện bằng phần mềm qua mạng nội bộ khi triển khai cấu hình thiết bị.

12. Lưu ý khác

  • Nếu có ý định lắp camera và hệ thống chống trộm về sau thì nên kéo toàn bộ dây mạng(kèm ống) từ vị trí lắp camera về khu vực kỹ thuật. Moderm, wifi cũng nên đặt gần khu vực này để tiện lắp đặt khi có nhu cầu.
  • Không nên phân cấp nền nhà, robot hút bụi sẽ không leo được.
14Th7

Hướng dẫn chia sẻ thiết bị trong ứng dụng Makihome

by annt

HƯỚNG DẪN CHIA SẺ THIẾT BỊ TRONG ỨNG DỤNG MAKIHOME

! Lưu ý: Để chia sẻ thiết bị trên ứng dụng makihome trước hết phải đảm bảo điều kiện sau

  • Cập nhật app Makihome phiên bản mới nhất.
  • Tạo tài khoản makihome cần chia sẻ ( 1 hoặc nhiều tài khoản).
  • Quyền sở hữu thiết bị của tài khoản chia sẻ phải cao hơn quyền của tài khoản được chia sẻ ( mô tả theo sơ đồ dưới).
  • Một nhà chỉ có 1 tài khoản là admin ( quản trị), vì vậy người dùng có thẻ chia sẻ cho người dùng khác được gọi là manager ( quản lý) hoặc user ( người dùng) cũng điều khiển được các thiết bị trong nhà nhưng sẽ bị giới hạn 1 số quyền và tính năng sử dụng.

1. Mục đích

  • Tính năng này cho phép bạn chia sẻ quyền điều khiển thiết bị theo từng nhà trên ứng dụng Makihome. Tài khoản được chia sẻ chỉ có quyền điều khiển, không có quyền chỉnh sửa thiết bị.
  • Mô hình chia sẻ sẽ gồm có 01 tài khoản admin và nhiều tài khoản phụ.
  • Tài khoản admin có tất cả các quyền như: thêm thiết bị mới, xóa thiết bị, đổi tên thiết bị, sửa phòng, thêm hoặc xóa manager và user…Manager có quyền thêm hoặc xóa user.
  • Các tài khoản phụ được chia sẻ chỉ có quyền điều khiển thiết bị, mọi thao tác khác đều không thể thực hiện được trên tài khoản phụ.
  • Trên 1 tài khoản Makihome có thể quản lý nhiều nhà khác nhau.

2. Các thao tác cơ bản:

  • Ví dụ bạn có 2 máy sử dụng ứng dụng Makihome. Máy A sẽ đăng nhập tài khoản admin, máy B sẽ đăng nhập tài khoản phụ cần được chia sẻ.

3. Các thao tác trên tài khoản admin máy A (máy sở hữu).

  • Đăng nhập vào ứng dụng Makihome
  • Sao chép hoặc lấy thông tin tên tài khoản được chia sẻ

! Lưu ý: Để lấy “ tên người dùng”  chia sẻ thiết bị ta làm như sau

Đăng nhập vào app Makihome->Cài đặt->Chọn Thông tin tài khoản-> Sao chép dòng “ Tên người dùng”

a. Chia sẻ 1 thiết bị

  • Di chuyển đến nhà, phòng có thiết bị cần chia sẻ
  • Nhấn giữ thiết bị cần chia sẻ trên app , chọn …-> Qyền sở hữu-> Bổ sung người dùng-> Nhập tên người dùng và chọn quyền cho tài khoản được chia sẻ ( quản lý hoặc người dùng)-> Bổ sung.

b. Chia sẻ 1 phòng

  • Chọn tab Cài đặt-> Quản lý nhóm-> Chọn nhà có phòng muốn chia sẻ-> Chọn phòng muốn chia sẻ-> Biểu tượng chia sẻ-> Nhập tên người dùng và chọn quyền cho tài khoản được chia sẻ ( quản lý hoặc người dùng)-> Bổ sung.

c. Chia sẻ 1 nhà

  • Chọn tab Cài đặt-> Quản lý nhóm-> Chọn nhà muốn chia sẻ-> Chia sẻ-> Nhập tên người dùng và chọn quyền cho tài khoản được chia sẻ ( quản lý hoặc người dùng)-> Bổ sung.

4. Các thao tác có thể thực hiện trên máy B (máy được chia sẻ).

  • Đăng nhập vào app Makihome, bạn sẽ nhận được thông báo chia sẻ thiết bị, nhấn chọn Đồng ý để hoàn tất.

 

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An  Do not Reup

Ps:Tuấn An_Makihome

13Th7

Kinh nghiệm xử lý các vấn đề khi sử dụng công tắc thông minh wifi

by annt

Mỗi thiết bị smarthome wifi như công tắc thông minh, ổ cắm thông minh, bộ hồng ngoại IR … khi kết nối trực tiếp vào mạng sẽ chiếm một kết nối trong bộ wifi nhà bạn tương tự như 1 chiếc điện thoại hay TV được kết nối wifi. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi các lỗi khi sử dụng công tắc thông minh wifi thông minh này.

Để giúp người sử dụng nhận biết và khắc phục các lỗi khi sử dụng công tắc thông minh wifi, hãy đọc ngay bài viết này của Makihome nhé.

1.Tình huống 1: Trường hợp kết nối công tắc Wifi vào ứng dụng nhưng không thành công.

Khi công tắc được kết nối thành công, trên ứng dụng sẽ thể hiện rõ tình trạng bắt sóng và nhận tín hiệu. Nếu trên ứng dụng chưa được kết nối, bạn hãy kiểm tra các nguyên nhân sau:

+ Đảm bảo đang dùng băng tần sóng Wifi 2,4GHz để thiết lập kết nối công tắc vào trong ứng dụng.

+ Tín hiệu Wifi từ bộ phát đến công tắc phải đủ mạnh. Thông thường tối thiểu trên điện thoại phải bắt được 2 vạch sóng Wifi

+ Trong trường hợp Router wifi phát ra 2 băng tần sóng 2,4GHz và 5GHz thì tạm thời tắt băng tần 5GHz đi để kết nối thiết bị vào mạng trước, khi kết nối thành công thiết bị vào mạng thì có thể bật lại băng tần 5GHz

+ Điện thoại của bạn cần để gần thiết bị trong quá trình kết nối.

+ Khả năng chịu tải của bộ Router wifi có hạn. Có quá nhiều thiết bị đang kết nối vào mạng wifi sẽ gây quá tải.

2. Tình hướng 2: Công tắc wifi đang sử dụng bị mất kết nối không điều khiển được.

+ Có thể Router Wifi không chịu tải được với số lượng lớn công tắc (thường mỗi bộ modem của nhà mạng chịu được 10-15 thiết bị) thì khi đó sẽ dẫn đến hiện tượng hay mất kết nối do công tắc bị đẩy ra khỏi mạng. Cách khắc phục là bạn nâng cấp bộ modem chịu tải tốt hơn: draytek, milkrotik,…

+ Do công tắc thông minh của bạn quá xa nguồn phát. Cách khắc phục: Dùng thêm bộ repeater để kích sóng wifi đến gần công tắc hơn.

+ Mạch điều khiển của thiết bị đã bị treo và cách khắc phục nhanh nhất là reset thiết bị.

+ Trường hợp mặt kính của công tắc không thể điều khiển bật tắt cơ hãy ngắt nguồn điện với công tắc và đóng điện trở lại.

3. Tình huống 3: Kết nối thiết bị vào mạng Wifi và sử dụng bình thường, sau đó xóa thiết bị khỏi ứng dụng và không thể kết nối lại công tắc với ứng dụng điều khiển trên điện thoại.

+ Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là khi xóa thiết bị khỏi ứng dụng nhưng thực tế công tắc WIFI đó vẫn đang kết nối vào mạng từ trước đó. Thao tác xóa công tắc Wifi khỏi ứng dụng chỉ có thể xóa công tắc Wifi khỏi app mà không xóa thiết bị ra khỏi mạng.

+ Cách khắc phục: Dùng 1 điện thoại khác phát ra 1 mạng Hotspot với tên mạng khác và kết nối công tắc vào mạng WIFI mới đó. Sau khi kết nối thành công thì tắt mạng Hotspot đi và kết nối lại công tắc với mạng WIFI cũ.

4. Tình Huống 4: Sau khi lắp mặt kính của công tắc và không thể bấm bật tắt bằng tay

+ Cách khắc phục số 1: Giữ 1 nút bất kỳ trên công tắc 3-5s sau đó nhả tay ra và thử bật tắt công tắc xem công tắc đã phản hồi trạng thái chưa.

+ Cách khắc phục số 2: Tùy theo từng công tắc WIFI của các nhà cung cấp khác nhau, có thể ngắt nguồn điện với công tắc và đóng điện trở lại và khi đó có thể bật tắt được công tắc.

Trên đây, Makihome đã cùng các bạn điểm lại một số nguyên nhân lỗi thường gặp và cách xử lý. Nếu bạn đang gặp các vấn đề với các công tắc thông minh hay thiết bị SmartHome, hãy liên hệ ngay với Makihome chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An  Do not Reup

Ps:Tuấn An_Makihome

12Th7

Hướng dẫn cài đặt vali demo

by annt

CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT VALI DEMO MAKIHOME

Bước 1: Tải app Makihome và đăng ký tài khoản

  • Trên hệ điều hành Androind và IOS đều đã có app Makihome, chúng ta tải ứng dụng về điện thoại của mình.
  • Mở ứng dụng lên và đăng ký tài khoản theo Gmail của mình (ưu tiên đăng ký theo gmail để bảo mật tốt nhất cho tài khoản của bạn).

Bước 2: Tạo nhà và tạo phòng cho vali

  • Sau khi đăng ký tài khoản xong chúng ta tiến hành tạo Nhà, Phòng tương ứng.
  • Để tạo nhà chúng ta vào: Cài đặt -> Quản lý nhóm -> Thêm nhà
  • Để tạo phòng chúng ta vào: Cài đặt -> Chọn nhà chúng ta vừa tạo -> Chọn ‘’+ thêm phòng’’
  • Sau khi tạo các phòng xong chúng ta trở lại phần điều khiển.

Bước 3: Thêm thiết bị vào từng phòng trong 1 ngôi nhà

  • Chúng ta thêm thiết bị ở từng phòng tương ứng.
  • Đảm bảo điện thoại bật chức năng Bluetooth và đã kết nối internet để cài đặt cho các thiết bị công tắc thông minh.
  • Nhấn dữ 1 nút bất kỳ trên công tắc mà chúng ta cần thêm vào phòng -> Khi đèn led nhấp nháy liên tục nhả tay ra và làm theo hướng dẫn trên App
  • Khi đã thêm xong các công tắc vào từng phòng tương ứng là thành công.
  • Chúng ta tiến hành đổi tên và chọn icon cho từng nút.

Bước 4: Cài đặt luật thông minh cho từng phòng

  • Vào mục tự động -> chọn phần Kịch bản: ở phần kịch bản chúng ta sẽ tạo những nút điều khiển ảo ở trên App, mà thực tế ở các mặt công tắc thông minh không có. Chúng ta có thể tạo các nút kịch bản như: Ra ngoài, Về nhà, Đi ngủ, Tiếp khách…
  • Sang phần luật thông minh: chúng ta sẽ cài chức năng cho các nút trên mặt công tắc thông minh mà chưa đấu lộ đèn nào. Ví dụ như các nút điều khiển: Ra ngoài, Ăn cơm, Tiếp khách, Họp…

Bước 5: Cài đặt loa Google mini

– Tải App Google home

  • Tải ứng dụng “Google Home” về điện thoại.
  • Đăng ký tài khoản gmail như tài khoản của Makihome (lưu ý cùng tài khoản gmail).

–  Thêm thiết bị loa google

  • Cấp nguồn cho loa Google và ấn giữ nút Reset ở đáy loa google cho đến khi các nút hiển thị trên loa chuyển màu Cam hết thì nhả tay ra.
  • Sau khi đăng ký tài khoản trên App Google Home xong chúng ta mở ứng dụng lên, chọn dấu “+” -> thêm thiết bị -> thiết lập thiết bị mới -> chọn nhà (chọn bất kỳ) -> Tiếp -> Quét thiết bị loa google
  • Khi quét xong và tìm thấy thiết bị -> chúng ta cài đặt các bước trong App hướng dẫn.

–  Link thiết bị Makihome vào app Google Home

  • Chúng ta vào phần: ấn “+” -> thêm thiết bị -> chọn phần “Hoạt động với Google” -> ấn vào kính loop tìm kiếm và gõ chữ: “Makihome” rồi đăng nhập tài khoản makihome hoặc liên kết với gmail đăng ký ở tài khoản makihome.

Hướng dẫn câu lệnh điều khiển Loa Google:

Cú pháp gồm: “Gọi loa” +” Đọc câu lệnh điều khiển “ + “tên thiết bị, lộ đèn hoặc kịch bản cần điều khiển”

*Có 2 cách gọi loa:

  1. “Ok Google” ô kê gu gồ
  2. “Hey Google” hây gu gồ

*Đọc câu lệnh điều khiển:

  1. Bật đèn:

Turn on + “tên lộ đèn” ví dụ lộ đèn tên “light 1” thì đọc: “turn on light 1”

  1. Bật/tắt nhạc:

Play/stop music

  1. Kích hoạt kịch bản:

Activate + tên kịch bản    ví dụ: activate come home

*Đọc tên lộ đèn hoặc tên kịch bản:

Tên lộ đèn: Light 1, table light, downlight….

Tên kịch bản:  come home, go out….

1 câu lệnh hoàn chỉnh:

Ok Google – Turn on  – light 1

Ok Google  – Activate – Come home

Bước 6: Cài đặt loa Maika

  • Tải App Maika
  • Tải ứng dụng “Maika” về điện thoại
  • Đăng ký tài khoản gmail như tài khoản của Makihome (tài khoản gmail hoặc số điện thoại)
  • Thêm thiết bị loa Maika
  • Cấp nguồn cho loa Maika, loa sẽ xuất hiện đèn LED màu trắng. Đèn LED trắng xoay vòng khoảng 30 giây và chuyển sang đèn LED màu cam kèm âm thanh báo hiệu đã khởi động thành công.
  • Sau khi đăng ký tài khoản trên App Maika xong chúng ta mở ứng dụng lên, chọn dấu “+” -> thiết bị -> thêm thiết bị mới -> Bắt đầu -> Quét mã QR hoặc nhập số sê-ri dưới đấy loa-> Tiếp tục
  • Trên popup cho phép kết nối vào mạng WiFi của MAIKA, chọn Kết nối->OK. Trên màn hình danh sách WiFi, chọn WiFi mong muốn, nhập mật khẩu WiFi vào ô trống và chọn Đồng ý. Sau khi kết nối WiFi thành công, loa sẽ phát âm thanh báo hiệu kết nối thành công, đèn LED xanh ngọc tắt đi, chọn Tiếp tục để sang bước tiếp theo
  • Link thiết bị Makihome vào app Maika
  • Chúng ta vào app Maika: “Nhà thông minh” -> Quản lý tài khoản liên kết-> chọn nhà cung cấp “Makihome” -> đăng nhập tài khoản makihome hoặc liên kết với gmail đăng ký ở tài khoản makihome.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An  Do not Reup

 

Ps: Tuấn An_Makihome

6Th7

Hướng dẫn các tác vụ cơ bản trên ứng dụng Makihome

by annt

HƯỚNG DẪN CÁC TÁC VỤ CƠ BẢN TRÊN ỨNG DỤNG MAKIHOME

CÀI ĐẶT NHÀ VÀ PHÒNG

Nếu chưa cài đặt và đăng ký ứng dụng Makihome, bạn có tham khảo tại: Hướng dẫn cài đặt và đăng ký ứng dụng Makihome

– Đăng nhập vào ứng dụng makihome sau khi đăng ký thành công

– Thiết lập số phòng

– Sau khi hoàn thành các bước trên, giao diện chính của ứng dụng sẽ được hiện ra

– Để tiến hành thêm nhà, phòng hoặc sửa nhà, phòng->Cài đặt-> Quản lý nhóm

Sửa nhà và phòng Thêm nhà và phòng

 

THÊM CÔNG TẮC VÀO ỨNG DỤNG

– Tại màn hình trang chủ của ứng dụng, chọn “Thêm thiết bị” (hoặc cũng có thể ấn vào biểu tượng dấu + ở góc trên bên phải)

– Thực hiện nhấn giữ 1 nút cảm ứng bên trên công tắc, chờ đến khi đèn trên công tắc bắt đầu nhấp nháy

– Khi có tín hiệu đèn nhấp nháy, chọn “Bước 2”

– Cho phép quyền và bật Bluetooth trên thiết bị Smartphone

– Ấn “Quét thiết bị” và ứng dụng sẽ quét các thiết bị

 

– Sau khi đã quét thành công, chọn WiFi và nhập mật khẩu

– Bấm cài đặt, chờ quá trình cài đặt xong sẽ có cửa sổ mới hiện ra và ứng dụng đã kết nối thành công với thiết bị

 

– Lúc này các công tắc tương ứng các lộ đèn đã có thể bật tắt ngay trên ứng dụng cũng như có thể thực hiện các thao tác như đổi tên, đổi biểu tượng, xem lịch sử hoạt động,… bằng cách ấn giữ vào biểu tượng công tắc trên màn hình trang chủ

GIỚI THIỆU TÍNH NĂNG TRÊN ỨNG DỤNG

1.Điều khiển

Tab “Điều khiển” hoặc thường gọi là “Home” sẽ có 4 phần:

+ Phần 1: Hiển thị tên nhà

Hiển thị tên “Nhà” mà tài khoản Makihome đang sở hữu.

Thêm nhanh thiết bị

!Lưu ý: Một tài khoản có thể có nhiều nhà, muốn điều khiển thiết bị thuộc nhà nào thì chọn nhà tương ứng.

+ Phần 2: Trình chiếu

Phần này sẽ có màn hình hiển thị chính sẽ hiển thị thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra có thể chọn màn hình này để hiện thị camera trong nhà.

+ Phần 3: Kịch bản

Phần này để điều khiển nhanh những kịch bản đã tạo ở Tab “Tự động”

+ Phần 4: Thiết bị điều khiển

Phần này sẽ hiển thị danh sách những thiết bị đã được thêm vào từng phòng trong một nhà. Muốn điều khiển thiết bị thuộc phòng nào thì chọn phòng đó để điều khiển

2.Tự động

Trong Tab tự động sẽ bao gồm 3 phần:

+ Phần 1: Kịch bản

Tạo kịch bản cho các thiết bị trong nhà ở phần này. Chỉ bằng một nút nhấn là trạng thái các thiết bị điện trong nhà theo kịch bản sẽ được thực hiện.

+ Phần 2: Hẹn giờ

Lên lịch, hẹn giờ hoạt động cho từng lộ đèn, từng thiết bị điện trong nhà.

+ Phần 3: Luật thông minh

Tạo luật thông minh cho các thiết bị trong nhà ở phần này. Thực hiện các hành động theo điều kiện đặt ra.

3. Thông báo

Hiển thị tất cả những thông báo của App: quyền sở hữu, thu hồi thiết bị, thêm thiết bị mới…

 4. Cài đặt

Phần này sẽ có một số tính năng chính như:

+ Kiểm tra, chỉnh sửa thông tin tài khoản

+ Chỉnh sửa và tạo nhà mới, phòng mới

+ Quan sát tổng thể những thiết bị hiện đang sở hữu

+ Chọn ngôn ngữ App ( Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt)

+ Liên hệ đến hãng

Ở bài viết này chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn cài đặt thiết bị cơ bản, bạn quan tâm về những tính năng đặc biệt của Makihome như đặt kịch bản tự động, hẹn giờ, đặt luật thông minh…tham khảo thêm

Hướng dẫn tạo kịch bản trên ứng dụng Makihome

Chúc các bạn cài đặt thành công.

Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kỹ thuật của Makihome.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An Do not Reup

 

Ps: Tuấn An_Makihome

4Th7

Hướng dẫn cài đặt công tắc kịch bản trên ứng dụng Makihome

by annt

Sau khi tạo những  kịch bản tiện ích với người dùng  như: tiếp khách, ra ngoài, thức dậy,…, người dùng có thể kích hoạt kịch bản trên ứng dụng Makihome 1 cách nhanh chóng và tiện lợi.Ngoài ra người dùng có thể tiến hành tạo các nút kịch bản hoặc ngữ cảnh tùy biến để có thể kích hoạt bằng cách bât/tắt trực tiếp trên công tắc.

Để tạo nút kịch bản hoặc ngữ cảnh, người dùng cần tạo các kịch bản mong muốn. Nếu bạn chưa biết cách tạo kịch bản, xin vui lòng tham khảo bài viết này:

Hướng dẫn tạo kịch bản trên ứng dụng Makihome

Hướng dẫn

! Lưu ý: Nút kịch bản/ngữ cảnh có thể cài đặt hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và công tắc thực tế tại công trình.

1.Đầu tiên, ta tiến hành tạo các kịch bản hoặc ngữ cảnh mong muốn

2. Tạo nút kịch bản

  • Trên app Makihome, chọn tab Tự động, chọn mục Luật thông minh
  • Chọn thêm luật thông minh (chọn tên luật tự động, tại mục điều kiện chọn Trạng thái thiết bị/ chọn công tắc muốn làm kịch bản/ chọn trạng thái công tắc khi điều khiển kịch bản/Lưu).
  • Tại mục hành động chọn Điều khiển thiết bị ( có thể chọn 1 hay nhiều thiết bị) hoặc chọn Kích hoạt kịch bản/nhấn Lưu để hoàn tất.

Lưu ý:

  • Chọn công tắc để làm kịch bản phải thuật tiện khi bật/tắt bằng tay trong quá trình sử dụng của người dùng.
  • Công tắc chọn làm kịch bản phải hoạt động đôc lập (nút chọn kịch bản chưa đấu với bất kỳ thiết bị nào) để tránh chồng chéo  thiết bị và gây khóa khăn trong quá trình sử dụng.

Giờ bạn có thể sử dụng công tắc để kích hoạt kịch bản mong muốn bên cạnh phương thức điều khiển kịch bản kịch bản bằng app trên điện thoại.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome

1Th7

Hướng dẫn lắp đặt công tắc Makihome

by annt

Giải pháp nhà thông minh Makihome với nhiều giải pháp công nghệ sáng tạo, tin cậy & chất lượng. Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các sản phẩm thuộc nhóm Công tắc thông minh MakihomeBao gồm các mã sản phẩm sau :

Mở hộp sản phẩm

Bộ sản phẩm công tắc chính hãng từ Makihome bao gồm hộp đựng, 1 tờ hướng dẫn sử dụng và 1 bộ công tắc gồm mặt kính và đế công tắc

! Chú ý : Không tự ý tháo phần mạch ra khỏi đế công tắc. Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Đấu nối dây điện

! Chú ý:

– Ngắt toàn bộ điện trong nhà trước khi tiến hành lắp đặt, cần kiểm tra chắc chắn không có điện bằng bút thử.

 – Nếu bạn không có kĩ năng về điện, Makihome tuyệt đối yêu cầu người dùng không thử lắp đặt, hãy nhờ người có chút hiểu biết về điện dân dụng hoặc liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ lắp đặt.

1.Công tắc chiếu sáng

  • Tháo công tắc âm tường cũ, đánh dấu lại các dây nguồn và dây tải.
  • Đấu nối dây trung tính ( dây nguội ) vào cọc đồng kí hiệu N
  • Đấu nối dây pha nguồn (dây lửa) vào cọc đồng kí hiệu L.
  • Đấu nối dây pha tải (dây tải) vào lần lượt các cọc kí hiệu từ L1 đến L4 tùy loại công tắc.
  • Dây trung tính của tải (dây nguội tải) cần được nối với trung tính của nguồn hoặc nối chung cọc đồng N của nguồn.
 

Công tắc thông minh 1 nút

 

Công tắc thông minh 2 nút

Công tắc thông minh 3 nút

Công tắc thông minh 4 nút

 

2.Công tắc công suất cao

3. Công tắc điều khiển rèm

Công tắc điều khiển rèm đơn Công tắc điều khiển rèm đôi

Lưu ý : Thứ tự đấu 2 dây động cơ vào 2 cọc CL, OP  hoặc vào 4 cọc C1, O1, C2, O2 tùy thuộc vào thực tế lắp đặt động cơ rèm. Thứ tự nối không đúng dẫn đến chiều quay của rèm bị ngược so với mong muốn, các dây này sẽ được đấu đảo lại sau khi chạy thử.

4. Công tắc điều khiển cửa cuốn

  • Đấu nối dây trung tính (dây nguội) và dây chung động cơ vào cọc đồng kí hiệu N.
  • Đấu nối dây pha nguồn (dây lửa) vào cọc đồng kí hiệu L.
  • Đấu nối 4 dây còn lại của động cơ cửa cuốn (dây tải) vào lần lượt các cọc kí hiệu COM,<>(open),||(stop) và ><(close).

! Lưu ý : Cần lấy nguồn cho công tắc Makihome sau bộ lưu điện UPS của cửa cuốn ( trường hợp cửa cuốn có bộ lưu điện) và xác định tiếp điểm ||(stop) của cửa cuốn là NO hay NC.

5. Công tắc điều khiển cổng tự động

Lắp vào hộp âm tường

  • Lắp công tắc vào đế âm như hình vẽ.
  • Cắt ngắn, bó gọn dây diện trong hộp đế âm sẽ giúp việc lắp công tắc dễ dàng hơn.
  • Vặn ốc vừa phải sao cho công tắc ốp sát với mặt tường.

Lắp mặt kính

    • Lắp mặt kính vào công tắc, cạnh có gờ lắp vào trước, ấn phần còn lại vào sau. Đảm bảo các cạnh của mặt kính đều khít với cạnh của công tắc và tiếp xúc với bề mặt tường.
    • Cấp điện cho công tắc, nếu thấy tất cả các nút trên mặt kính đều sáng màu xanh tức là đã lắp đặt thành công. Nếu không thấy dấu hiệu trên, vui lòng ngắt điện, tháo công tắc và kiểm tra lại các bước 1 đến 3 hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kĩ thuật.

Tham khảo hướng dẫn đấu nối trong video dưới đây:

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome

Bài viết khác: