LOADING...

Category "Mẹo và thủ thuật với Makihome"

Điều khiển cửa cuốn bằng điện thoại iPhone qua Apple HomeKit

by thaothao

Những người “chơi hệ táo” lâu năm chắc hẳn không còn quá xa lạ với những tính năng của Apple Homekit. Với Apple HomeKit, bạn có thể dễ dàng điều khiển cửa cuốn một cách tiện lợi và an toàn. Trên iPhone của bạn, bạn hoàn toàn có thể đóng/mở cửa cuốn từ xa, thiết lập thời gian hoạt động tự động và thậm chí tích hợp với các kịch bản tự động hóa khác trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn điều khiển cửa cuốn bằng điện thoại iPhone qua Apple HomeKit:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng bạn đã có các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo rằng cửa cuốn của bạn hỗ trợ kết nối với Apple HomeKit. Nếu không bạn có thể sử dụng công tắc điều khiển của cuốn Makihome đã được tích hợp lên Apple Homekit và phù hợp với hầu hết các loại cửa cuốn.
  • Một iPhone chạy phiên bản iOS tương thích. Đảm bảo rằng iPhone của bạn đang chạy phiên bản iOS tương thích với Apple HomeKit. Bạn có thể kiểm tra phiên bản iOS hiện tại và cập nhật nếu cần thiết trong phần Cài đặt trên iPhone của bạn.
  • Kết nối Internet ổn định và mạng Wi-Fi hoạt động tại nhà.

Bước 2: Thiết lập điểu khiển cửa cuốn trong Apple HomeKit

2.1. Cửa cuốn hỗ trợ kết nối với Apple Homekit:

  • Mở ứng dụng Home trên iPhone của bạn. Nếu bạn chưa cài đặt, bạn có thể tải ứng dụng Home từ App Store.
  • Chạm vào biểu tượng “+” hoặc “Thêm Thiết bị” để bắt đầu thêm thiết bị mới.
  • Chọn “Thêm Thiết bị” và làm theo hướng dẫn trên màn hình để thiết lập thiết bị.
  • Khi được yêu cầu, quét mã QR trên thiết bị cửa cuốn hoặc nhập thông tin thiết bị để hoàn thành quá trình thiết lập.
  • Sau khi thiết lập thành công, thiết bị cửa cuốn của bạn sẽ xuất hiện trong danh sách thiết bị HomeKit của bạn.

2.2. Cửa cuốn không hỗ trợ kết nối với Apple Homekit:

Bạn chỉ cần sử dụng bộ công tắc điều khiển cửa cuốn Makihome mà không cần tới tới sự hỗ trợ của bộ Hub (Bộ điều khiển trung tâm). Dưới đây là cách cài đặt:

  • Cài đặt công tắc cửa cuốn vào app Makihome
  • Nhấn vào “thông tin thiết bị” và chọn kích hoạt Apple Homekit
  • Sang app Apple Homekit và nhấn vào “thêm phụ kiện” sau đó nhấn “tùy chọn khác”
  • Chọn thiết bị “Rolling Door-2” và thêm mã Homekit từ app Makihome
  • Chọn phòng và nhấn “xong” là thiết bị đã được kết nối

Bạn có thể đóng/mở cửa cuốn và điều chỉnh cửa cuốn mở theo phần trăm (%) ngay trên điện thoại. Ngoài ra với bộ công tắc điều khiển cửa cuốn Makihome, bạn cũng có thể điều khiển cửa cuốn bằng giọng nói hẹn giờ, lên lịch hoạt động cho thiết bị,…

Bước 3: Điều khiển cửa cuốn từ iPhone

  • Mở ứng dụng Home trên iPhone của bạn.
  • Tìm và chạm vào biểu tượng thiết bị cửa cuốn trong danh sách thiết bị HomeKit.
  • Trên màn hình điều khiển, bạn sẽ thấy các tùy chọn để mở, đóng hoặc dừng cửa cuốn. Chạm vào tùy chọn tương ứng để thực hiện hành động đó.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Siri để điều khiển cửa cuốn bằng giọng nói. Đơn giản chỉ cần nói “Hey Siri, mở cửa cuốn” hoặc “Hey Siri, đóng cửa cuốn” và Siri sẽ thực hiện hành động đó cho bạn.

Bước 4: Tích hợp với các kịch bản tự động hóa khác (tùy chọn)

Nếu bạn đã sử dụng các thiết bị khác trong nhà thông qua Apple HomeKit, bạn cũng có thể tích hợp cửa cuốn vào các kịch bản tự động hóa khác. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một kịch bản để tự động mở cửa cuốn khi bạn đến gần nhà hoặc khi một cảm biến chuyển động được kích hoạt.

Để tích hợp cửa cuốn vào kịch bản tự động hóa:

  • Trong ứng dụng Home, chạm vào biểu tượng “+” hoặc “Thêm Kịch bản” để tạo một kịch bản mới.
  • Chọn các thiết bị khác và cài đặt hành động tương ứng cho kịch bản.
  • Khi đến phần thiết lập hành động cho cửa cuốn, chọn “Cửa cuốn” và thiết lập hành động mở, đóng hoặc dừng cửa theo ý muốn.
  • Hoàn thành thiết lập kịch bản và lưu lại.

Việc điều khiển cửa cuốn bằng điện thoại iPhone thông qua Apple HomeKit là một tính năng tiện ích và an toàn. Bằng cách thiết lập và sử dụng Apple HomeKit trên iPhone của bạn, bạn có thể dễ dàng điều khiển cửa cuốn từ xa, thiết lập thời gian hoạt động tự động và tích hợp với các kịch bản tự động hóa khác trong nhà. Hãy tận dụng tính năng này để tạo ra một môi trường sống thông minh và thuận tiện hơn.

Tìm kiểu thêm các xu hướng và giải pháp cho nhà thông minh tại đây nhé!

19Th7

Hướng dẫn lấy dây nguội (N) cho công tắc thông minh

by annt

Tất cả các loại công tắc thông minh kết nối Wifi đều bắt buộc phải có cả dây nóng và dây nguội thì mới hoạt động ổn định được. Rất nhiều người dùng muốn thay công tắc thông thường bằng công tắc thông minh đã gặp phải một vấn đề kỹ thuật đó là không có sẵn dây nguội (dây N) để lắp đặt. Điều này xuất phát từ việc công tắc truyền thống không cần sử dụng tới dây này nên dây N được đấu ra thiết bị luôn.

Nếu đang gặp vấn đề trên, hãy tham khảo một số gợi ý để kéo dây nguội của Makihome nhé.

GIẢI PHÁP KHI THIẾU DÂY NGUỘI VỀ ĐẾ ÂM CÔNG TẮC

  • Tất cả các loại công tắc thông minh kết nối Wifi đều bắt buộc phải có cả dây nóng và dây nguội thì mới hoạt động được. Rất nhiều người dùng muốn thay công tắc thông thường bằng công tắc thông minh đã gặp phải một vấn đề kỹ thuật đó là không có sẵn dây nguội (dây N) để lắp đặt. Điều này xuất phát từ việc công tắc truyền thống không cần sử dụng tới dây này nên dây N được đấu ra thiết bị luôn.
  • Các thiết bị công tắc cảm ứng chạm được thiết kế với nguồn điện xoay chiều phổ biến 220V/50Hz. Trước khi lắp đặt, bạn phải đảm bảo nguồn điện này đã được ngắt bằng các chuyển cầu dao sang chữ OFF.

A. CÁCH PHÂN BIỆT DÂY NÓNG – DÂY NGUỘI

  • 1 pha 2 dây là nguồn điện phổ biến ở Việt Nam, bao gồm 1 dây pha và 1 dây trung tính. 2 dây này còn có tên gọi khác là dây nóng & dây nguội hoặc dây lửa & dây lạnh. Để phân biệt 2 loại này, bạn có thể dựa theo 3 cách sau đây:
  • Dùng bút thử điện: chọn một điểm có thể là ổ cắm hay đầu dây đã được tách lớp vỏ cách điện. Cho đầu bút thử điện chạm vào điểm hở. Nếu có điện chứng tỏ dây nóng, không có thì rất có thể là dây nguội.
  • Màu sắc: dây nóng thường có màu đỏ hoặc vàng còn dây nguội có màu đen/xanh/trắng,…
  • Ký hiệu: dây nóng có ký hiệu chuẩn là P hoặc L, còn dây nguội có ký hiệu là N.

B. THAY THẾ CÔNG TẮC SMART CHO CÁC Ổ CŨ KHÔNG SẴN DÂY N VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN.

1.Công tắc cơ gốc, không sẵn N.

2. Dùng công tắc “Không N” (không khuyến cáo dùng).

3. Kéo N từ bóng đèn gần nhất.

Người dùng có thể kéo dây N từ một thiết bị khác về. Thông thường sẽ lấy từ bóng đèn hoặc điều hòa.

Ví dụ: khi bạn tháo đầu bóng đèn ra thấy có dây L vào và dây N ra. Từ dây N, đấu thêm một dây đơn kéo xuống công tắc âm tường và một đầu vẫn nối với đèn.

4.Kéo N từ ổ cắm. CB gần nhất (không được sau chống giật – kiểu chung cư).

  • Các ổ cắm thường bố trí cách sàn nhà khoảng 0.5m để các thiết bị khi sử dụng không thấy dây cắm, đảm bảo tính thẩm mỹ. Nếu đi âm, thợ sẽ chạy dây dọc theo hộp công tắc xuống dưới. Việc của bạn là mở ổ cắm ra và xác định dây N và tìm trên hộp công tắc có dây N đi qua không? Chỉ cần dùng dây mồi, kéo 1 dây đơn nối sang công tắc âm tường là được.

5.Hi sinh 1 bóng đèn, nối tắt để lấy N

  • Đây là phương pháp bỏ sử dụng 1 tải, nối tắt 2 đầu tải và dây pha tải đó sẽ trở thành dây trung tính nguồn.
  • Ví dụ: dây L sẽ đấu vào 3 công tắc từ đó đi vào 3 đèn 1,2,3 rồi đi ra dây N (sơ đồ 1). Giả sử bạn không dùng đèn số 3 nữa, vậy hãy tháo cái đèn 3 sau đó đấu 2 dây của nó lại với nhau, là sẽ có 1 dây N như sơ đồ 2.
  • Lúc này bạn có L, N, L1, L2 để đấu vào công tắc thông minh.

Sơ đồ 1

Sơ đồ 2

Việc xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống điện thường rất phức tạp. Nếu không có chuyên môn thì hãy để thợ có kỹ thuật hoặc liên hệ ngay với Makihome để được lắp đặt một cách an toàn nhất.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An Do not Reup

Ps:Tuấn An_Makihome

19Th7

Những lưu ý khi chuẩn bị lắp đặt nhà thông minh

by annt

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “Nhà thông minh” được nhắc đến cũng như tìm kiếm rất nhiều. Chính vì thế, nhu cầu xây nhà thông minh cũng tăng cao. Không thể phủ nhận được những tính năng mà nhà thông minh mang lại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xây một ngôi nhà thông minh đúng cách và tiết kiệm.

Điều bạn cần làm khi lắp đặt nhà thông minh là gì?

Hãy cùng Makihome theo dõi bài viết dưới đây nhé.

 

1. Hệ thống điện.

  • Sản phẩm hoạt động với nguồn điện xoay chiều 100V – 240V/50Hz-60Hz, nên bắt buộc phải có đủ dây “nóng” (hay dây lửa, dây “Live” trong tiếng Anh) và dây “nguội” (hay dây “mát”, dây trung tính, dây “Neutral” trong tiếng Anh).

2. Với căn hộ đang sử dụng công tắc cơ truyền thống.

  • Với những căn hộ đang sử dụng công tắc cơ truyền thống, có ý định nâng cấp lên Smarthome thì không cần đục tường hay làm lại hệ thống điện. Chỉ cần thay thế công tắc cơ thông thường thành công tắc thông minh. Do kích thước của công tắc thông minh bằng với chuẩn kích thước của công tắc cơ thông thường cho cả 2 chuẩn công tắc vuông EU và chữ nhật US.

3. Khi lắp công tắc thông minh.

  • Công tắc thông minh là thiết bị phổ biến nhất trong nhà thông minh. Lưu ý nên đi sẵn dây mát (dây nguội hay dây trung tính, dây N) trong các đế âm tường nếu có ý định lắp công tắc thông minh lên các vị trí đó. Dây mát này dùng để nuôi mạch điều khiển của công tắc thông minh. Trường hợp không thể đi thêm dây mát thì có thể sử dụng loại công tắc không cần dây mát nhưng chi phí sẽ cao hơn một chút và độ ổn định không cao.
  • Ưu tiên sử dụng đế âm đơn, hạn chế dùng đế âm đôi, đế âm ba.
  • Không nên đi dây về 1 đế sau đó chia sang 2 bên mà nên chia thành từng ống đến đúng đế của nó
  • Nên đi thừa ổ âm ở vị trí thuận tiện . Hoặc 1 vài vị trí chỉ có 1~2 công tắc thì nên sự dụng thêm 1~2 nút để làm ngữ cảnh. (nếu không sự dụng công tắc thông minh thì có thể làm dùng ổ cắm )

a.Trường hợp 1: Thay thế công tắc cơ truyền thống, cần kiểm tra lại có các dây mát trong các đế âm tường hay không.

b.Trường hợp 2: Công trình xây mới, đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật dưới đây

  • Đối với đế âm hình chữ nhật, khoảng cách đặt ngang giữa hai đế với nhau theo tiêu chuẩn kích thước là 2,5cm, khoảng cách trên dưới hay còn gọi là (dọc) có khoảng cách là 3,5cm như hình minh họa ở dưới đây.
  • Đối với đế âm hình vuông, khoảng cách đặt giữa hai đế âm với nhau theo tiêu chuẩn kích thước là 2,5cm, để đảm bảo sau này mặt công tắc khi lắp đặt sẽ vừa đẹp và thẩm mỹ ,đồng bộ cho một vùng công tắc đó.

4. Khi lắp rèm thông minh.

  • Xác định loại rèm: rèm ngang hay rèm cuốn,.. vị trí đặt động cơ rèm và vị trí công tắc rèm thông minh.
  • Rèm đơn: Cần 3 sợi dây tín hiệu từ động cơ về đế âm + 1 cặp dây nguồn 220V ở đế âm.
  • Rèm đôi: Cần 6 sợi dây tín hiệu từ động cơ về đế âm + 1 cặp dây nguồn 220V ở đế âm.

! Lưu ý: Với rèm đôi đế âm chôn sâu 1 chút.

5. Khi lắp công tắc nóng lạnh.

  • Nếu dùng qua công tắc thông minh kết hợp khởi động từ cần chạy thêm 2 sợi dây điện 1 ly từ đế âm lắp đặt công tắc lên trên Bình Nóng lạnh (dây này dùng để điều khiển khởi động từ).
  • Nếu dùng công tắc nóng lạnh công suất cao thì không cần quan tâm vấn đề này, cần có cặp dây nguồn (dây lửa L, dây mát N).

6. Khi lắp bộ điều khiển TV, điều hòa…( Bộ điều khiển IR).

  • Những vị trí lắp bộ hồng ngoại dùng để điều khiển TV, điều hòa thì cần có ổ cắm 220V cấp nguồn cho thiết bị.
  • Bộ điều khiển IR được thiết kế để bàn, một số trường hợp có thể gắn lên trần, nhưng phải đảm bảo giữa IR và mắt hồng ngoại của thiết bị không có vật cản.

7. Khi lắp cửa cuốn.

  • Xác định được loại cửa cuốn.
  • Lấy nguồn cho công tắc sau bộ lưu điện UPS của cửa cuốn.

8. Khi lắp các cảm biến thông minh.

  • Với các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động, cảm biến cửa, cảm biến khói … dùng pin nên có thể gắn tùy ý mà không cần quan tâm đến nguồn điện cấp cho thiết bị.

a. Lắp đặt cảm biến chuyển động.

  • Cảm biến chuyển động (CBCĐ) là thiết bị phát hiện chuyển động khi có người di chuyển trong vùng cảm ứng
  • Vị trí lắp đặt:
  • Những nơi có ánh sáng yếu như: nhà vệ sinh, hành lang, cầu thang, gara oto….
  • Vị trí gắn cảm biến là trung tâm của vùng phát hiện chuyển động hoặc tùy điều kiện hạ tầng căn hộ mà chọn vị trí cho phù hợp và hiệu quả sử dụng cao.

b. Lắp đặt cảm biến cửa

  • Cảm biến cửa (CBC) là thiết bị phát hiện trạng thái đóng, mở cửa tại vị trí được lắp đặt.
  • Vị trí lắp đặt:
  • Cửa ra vào, cửa sổ,…
  • Phần tĩnh của cảm biến gắn vào phần cố định của cửa, phần động của cảm biến gắn vào cánh cửa. Khoản cách của phần tĩnh và phần động của cảm biến khi cửa đóng (cảm biến xác nhận trạng thái đóng) tối đa là 1,5cm.

9. Khi lắp còi báo động.

  • Cần có ổ cắm 220V cấp nguồn cho thiết bị..

10. Khi lắp hệ thống WIFI.

  • Nếu dùng các thiết bị kết nối WIFI thì cần đầu tư bộ WIFI khả năng chịu tải tốt, có thể tách riêng băng tần 2,4GHz dùng cho các thiết bị smarthome. Nếu thay đổi thông tin mạng WIFI 2.4Ghz này thì cần kết nối lại tất cả các thiết bị.

11. Khi lắp công tắc đảo chiều.

  • Với các công tắc đảo chiều (cầu thang, đầu giường…) thì không cần đi dây liên lạc giữa 2 công tắc. Chỉ cần đấu nối 1 công tắc với bóng đèn, công tắc còn lại chỉ cần cấp nguồn, đầu ra bóng đèn bỏ trống. Việc đồng bộ trạng thái 2 công tắc (công tắc 1 bật thì công tắc 2 cũng bật theo và ngược lại) có thể thực hiện bằng phần mềm qua mạng nội bộ khi triển khai cấu hình thiết bị.

12. Lưu ý khác

  • Nếu có ý định lắp camera và hệ thống chống trộm về sau thì nên kéo toàn bộ dây mạng(kèm ống) từ vị trí lắp camera về khu vực kỹ thuật. Moderm, wifi cũng nên đặt gần khu vực này để tiện lắp đặt khi có nhu cầu.
  • Không nên phân cấp nền nhà, robot hút bụi sẽ không leo được.
13Th7

Kinh nghiệm xử lý các vấn đề khi sử dụng công tắc thông minh wifi

by annt

Mỗi thiết bị smarthome wifi như công tắc thông minh, ổ cắm thông minh, bộ hồng ngoại IR … khi kết nối trực tiếp vào mạng sẽ chiếm một kết nối trong bộ wifi nhà bạn tương tự như 1 chiếc điện thoại hay TV được kết nối wifi. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi các lỗi khi sử dụng công tắc thông minh wifi thông minh này.

Để giúp người sử dụng nhận biết và khắc phục các lỗi khi sử dụng công tắc thông minh wifi, hãy đọc ngay bài viết này của Makihome nhé.

1.Tình huống 1: Trường hợp kết nối công tắc Wifi vào ứng dụng nhưng không thành công.

Khi công tắc được kết nối thành công, trên ứng dụng sẽ thể hiện rõ tình trạng bắt sóng và nhận tín hiệu. Nếu trên ứng dụng chưa được kết nối, bạn hãy kiểm tra các nguyên nhân sau:

+ Đảm bảo đang dùng băng tần sóng Wifi 2,4GHz để thiết lập kết nối công tắc vào trong ứng dụng.

+ Tín hiệu Wifi từ bộ phát đến công tắc phải đủ mạnh. Thông thường tối thiểu trên điện thoại phải bắt được 2 vạch sóng Wifi

+ Trong trường hợp Router wifi phát ra 2 băng tần sóng 2,4GHz và 5GHz thì tạm thời tắt băng tần 5GHz đi để kết nối thiết bị vào mạng trước, khi kết nối thành công thiết bị vào mạng thì có thể bật lại băng tần 5GHz

+ Điện thoại của bạn cần để gần thiết bị trong quá trình kết nối.

+ Khả năng chịu tải của bộ Router wifi có hạn. Có quá nhiều thiết bị đang kết nối vào mạng wifi sẽ gây quá tải.

2. Tình hướng 2: Công tắc wifi đang sử dụng bị mất kết nối không điều khiển được.

+ Có thể Router Wifi không chịu tải được với số lượng lớn công tắc (thường mỗi bộ modem của nhà mạng chịu được 10-15 thiết bị) thì khi đó sẽ dẫn đến hiện tượng hay mất kết nối do công tắc bị đẩy ra khỏi mạng. Cách khắc phục là bạn nâng cấp bộ modem chịu tải tốt hơn: draytek, milkrotik,…

+ Do công tắc thông minh của bạn quá xa nguồn phát. Cách khắc phục: Dùng thêm bộ repeater để kích sóng wifi đến gần công tắc hơn.

+ Mạch điều khiển của thiết bị đã bị treo và cách khắc phục nhanh nhất là reset thiết bị.

+ Trường hợp mặt kính của công tắc không thể điều khiển bật tắt cơ hãy ngắt nguồn điện với công tắc và đóng điện trở lại.

3. Tình huống 3: Kết nối thiết bị vào mạng Wifi và sử dụng bình thường, sau đó xóa thiết bị khỏi ứng dụng và không thể kết nối lại công tắc với ứng dụng điều khiển trên điện thoại.

+ Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là khi xóa thiết bị khỏi ứng dụng nhưng thực tế công tắc WIFI đó vẫn đang kết nối vào mạng từ trước đó. Thao tác xóa công tắc Wifi khỏi ứng dụng chỉ có thể xóa công tắc Wifi khỏi app mà không xóa thiết bị ra khỏi mạng.

+ Cách khắc phục: Dùng 1 điện thoại khác phát ra 1 mạng Hotspot với tên mạng khác và kết nối công tắc vào mạng WIFI mới đó. Sau khi kết nối thành công thì tắt mạng Hotspot đi và kết nối lại công tắc với mạng WIFI cũ.

4. Tình Huống 4: Sau khi lắp mặt kính của công tắc và không thể bấm bật tắt bằng tay

+ Cách khắc phục số 1: Giữ 1 nút bất kỳ trên công tắc 3-5s sau đó nhả tay ra và thử bật tắt công tắc xem công tắc đã phản hồi trạng thái chưa.

+ Cách khắc phục số 2: Tùy theo từng công tắc WIFI của các nhà cung cấp khác nhau, có thể ngắt nguồn điện với công tắc và đóng điện trở lại và khi đó có thể bật tắt được công tắc.

Trên đây, Makihome đã cùng các bạn điểm lại một số nguyên nhân lỗi thường gặp và cách xử lý. Nếu bạn đang gặp các vấn đề với các công tắc thông minh hay thiết bị SmartHome, hãy liên hệ ngay với Makihome chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An  Do not Reup

Ps:Tuấn An_Makihome

30Th9

Hướng dẫn liên kết thiết bị Makihome với Google Home

by Dao Nguyen

Một trong những tính năng ưu việt của các thiết bị Makihome là khả năng tương thích với Google Home và có thể điều khiển bằng giọng nói thông qua Google Assistant.

Trước khi đi vào bài viết, tôi sẽ giúp bạn phân biệt tính năng và tác dụng của Google Home Google Assistant.

Google Home và Google Assistant

Google Home

Google Home là ứng dụng để liên kết, thiết lập nhà thông minh, điều khiển thủ công… .

tải cho Android, tải cho iOS

Google Assistant

Ứng dụng trợ lý ảo, các thiết bị smart home được điểu khiển bởi Google Home thông qua Google Assistant.

khi bạn đã thiết lập các món đồ nhà thông minh của mình trong Google Home rồi thì qua Google Assistant đọc lệnh “đồng bộ thiết bị của tôi” (hoặc “sync my devices”) để sync các thiết bị để Assistant biết.

tải cho Android, tải cho IOS

Cài đặt Google Home

Bước 1: Cài đặt Google HomeGoogle Assistant.

Bước 2: Mở app Google Home

Nếu chưa từng dùng thiết bị Google Home bao giờ thì hãy nhấn Bắt đầu rồi chọn tài khoản Google sẽ dùng. Có thể add thêm tài khoản mới ở bước này.


Nhấn nút Tạo nhà để tiếp tục.

Bước 3: Chọn Hoạt động với Google rồi tìm kiếm với từ khóa “Makipos Smarthome

Bước 4: Đăng nhập bằng tài khoản ứng dụng Makihome của bạn

Sau khi đăng nhập, Google Home đã liên kết thành công với thiết bị Makihome của bạn

Cài đặt Google Assistant

Mở Google Assistant, gõ lệnh “sync my devices” để đồng bộ các thiết bị Makihome.

Giờ đây bạn có thể điều khiển các thiết bị Makihome bằng Google Assistant.


Chúc bạn cài đặt thành công !!

Bài viết khác: