Tất cả các loại công tắc thông minh kết nối Wifi đều bắt buộc phải có cả dây nóng và dây nguội thì mới hoạt động ổn định được. Rất nhiều người dùng muốn thay công tắc thông thường bằng công tắc thông minh đã gặp phải một vấn đề kỹ thuật đó là không có sẵn dây nguội (dây N) để lắp đặt. Điều này xuất phát từ việc công tắc truyền thống không cần sử dụng tới dây này nên dây N được đấu ra thiết bị luôn.
Nếu đang gặp vấn đề trên, hãy tham khảo một số gợi ý để kéo dây nguội của Makihome nhé.
GIẢI PHÁP KHI THIẾU DÂY NGUỘI VỀ ĐẾ ÂM CÔNG TẮC
- Tất cả các loại công tắc thông minh kết nối Wifi đều bắt buộc phải có cả dây nóng và dây nguội thì mới hoạt động được. Rất nhiều người dùng muốn thay công tắc thông thường bằng công tắc thông minh đã gặp phải một vấn đề kỹ thuật đó là không có sẵn dây nguội (dây N) để lắp đặt. Điều này xuất phát từ việc công tắc truyền thống không cần sử dụng tới dây này nên dây N được đấu ra thiết bị luôn.
- Các thiết bị công tắc cảm ứng chạm được thiết kế với nguồn điện xoay chiều phổ biến 220V/50Hz. Trước khi lắp đặt, bạn phải đảm bảo nguồn điện này đã được ngắt bằng các chuyển cầu dao sang chữ OFF.
A. CÁCH PHÂN BIỆT DÂY NÓNG – DÂY NGUỘI
- 1 pha 2 dây là nguồn điện phổ biến ở Việt Nam, bao gồm 1 dây pha và 1 dây trung tính. 2 dây này còn có tên gọi khác là dây nóng & dây nguội hoặc dây lửa & dây lạnh. Để phân biệt 2 loại này, bạn có thể dựa theo 3 cách sau đây:
- Dùng bút thử điện: chọn một điểm có thể là ổ cắm hay đầu dây đã được tách lớp vỏ cách điện. Cho đầu bút thử điện chạm vào điểm hở. Nếu có điện chứng tỏ dây nóng, không có thì rất có thể là dây nguội.
- Màu sắc: dây nóng thường có màu đỏ hoặc vàng còn dây nguội có màu đen/xanh/trắng,…
- Ký hiệu: dây nóng có ký hiệu chuẩn là P hoặc L, còn dây nguội có ký hiệu là N.
B. THAY THẾ CÔNG TẮC SMART CHO CÁC Ổ CŨ KHÔNG SẴN DÂY N VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN.
1.Công tắc cơ gốc, không sẵn N.
2. Dùng công tắc “Không N” (không khuyến cáo dùng).
3. Kéo N từ bóng đèn gần nhất.
Người dùng có thể kéo dây N từ một thiết bị khác về. Thông thường sẽ lấy từ bóng đèn hoặc điều hòa.
Ví dụ: khi bạn tháo đầu bóng đèn ra thấy có dây L vào và dây N ra. Từ dây N, đấu thêm một dây đơn kéo xuống công tắc âm tường và một đầu vẫn nối với đèn.
4.Kéo N từ ổ cắm. CB gần nhất (không được sau chống giật – kiểu chung cư).
- Các ổ cắm thường bố trí cách sàn nhà khoảng 0.5m để các thiết bị khi sử dụng không thấy dây cắm, đảm bảo tính thẩm mỹ. Nếu đi âm, thợ sẽ chạy dây dọc theo hộp công tắc xuống dưới. Việc của bạn là mở ổ cắm ra và xác định dây N và tìm trên hộp công tắc có dây N đi qua không? Chỉ cần dùng dây mồi, kéo 1 dây đơn nối sang công tắc âm tường là được.
5.Hi sinh 1 bóng đèn, nối tắt để lấy N
- Đây là phương pháp bỏ sử dụng 1 tải, nối tắt 2 đầu tải và dây pha tải đó sẽ trở thành dây trung tính nguồn.
- Ví dụ: dây L sẽ đấu vào 3 công tắc từ đó đi vào 3 đèn 1,2,3 rồi đi ra dây N (sơ đồ 1). Giả sử bạn không dùng đèn số 3 nữa, vậy hãy tháo cái đèn 3 sau đó đấu 2 dây của nó lại với nhau, là sẽ có 1 dây N như sơ đồ 2.
- Lúc này bạn có L, N, L1, L2 để đấu vào công tắc thông minh.
Sơ đồ 1 |
Sơ đồ 2 |
Việc xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống điện thường rất phức tạp. Nếu không có chuyên môn thì hãy để thợ có kỹ thuật hoặc liên hệ ngay với Makihome để được lắp đặt một cách an toàn nhất.
@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd
@ Copyright by Nguyen Tuan An ☞ Do not Reup
Ps:Tuấn An_Makihome