LOADING...
29Th6

Quan chức Trung Quốc: Tiền mã hóa là trò lừa đa cấp lớn nhất thế giới

by quocnv

Các quan chức của Mạng lưới dịch vụ Blockchain (BSN) Trung Quốc ví tiền mã hóa và mô hình kinh doanh Web3 như hình thức lừa đảo đầu tư.

Trong một bài báo đăng trên Nhật báo Nhân dân hôm 26/6, Shan Zhiguang và He Yifan của BSN gọi tiền mã hóa là “trò lừa Ponzi lớn nhất lịch sử loài người”, được ủng hộ bởi những cộng đồng đang “dùng mọi phương thức để duy trì lừa đảo”.

Quan chức BSN chỉ ra giá của tiền mã hóa – vốn không có giá trị nội tại – dựa hoàn toàn vào hai yếu tố: Lòng tin của người tham gia và số lượng nhà đầu tư mới, hai đặc điểm tương tự mô hình Ponzi. Shan và He còn chỉ trích mô hình X-to-earn, thường được các ứng dụng Web3 sử dụng, hứa hẹn đem lại lợi nhuận cho người dùng từ việc sở hữu và giao dịch tài sản dựa trên blockchain.

Những người chỉ trích tiền mã hóa từ lâu so sánh các tài sản kỹ thuật số với Ponzi, mô hình nơi những kẻ lừa đảo dùng tiền của nhà đầu tư đến sau để trả cho nhà đầu tư đến trước, cho tới khi không thể kết nạp thêm ai khác và sụp đổ. Tuy nhiên, những người ủng hộ lại tranh luận, Bitcoin, Ether và các loại tiền mã hóa khác sẽ hữu dụng trong tương lai nếu được ứng dụng trên quy mô lớn.

Trong khi đó, nhiều người ủng hộ Web3 – phiên bản Internet phi tập trung xây dựng trên blockchain và các công nghệ khác – nói Web3 sẽ giải phóng họ khỏi sự kiểm soát của Big Tech. Game Axie Infinity hay StepN là các ví dụ của ứng dụng Web3. Theo các quan chức BSN, lợi nhuận kiếm được từ mô hình chơi để kiếm tiền hay chạy để kiếm tiền chỉ có thể duy trì nếu tất các bên tham gia đều tin vào chúng.

Hoài nghi đối với thị trường tiền mã hóa ngày một tăng sau khi thị trường giảm mạnh do phương Tây thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn tới làn sóng bán tháo tài sản rủi ro. Những nhà đầu tư “đu đỉnh” năm ngoái nay chịu tổn thất nặng nề, trong khi ngày càng nhiều các nền tảng cho vay, quỹ đầu tư và đơn vị phát hành stablecoin – một loại tiền mã hóa gắn với một đồng tiền pháp định như USD hay EUR – sa lầy.

Trong số những người chỉ trích tiền mã hóa thường xuyên nhất có đồng sáng lập Microsoft Bill Gates. Gần đây, ông cho rằng tiền mã hóa và token không thể thay thế (NFT) “100% dựa trên thuyết về kẻ ngốc hơn”. Tỷ phú Warren Buffett cũng gọi Bitcoin là “thuốc diệt chuột”.

Đầu tháng này, một nhóm các nhà khoa học máy tính từ các công ty và tổ chức như Harvard, Microsoft và Google cùng gửi thư lên nhà lập pháp Mỹ, hối thúc họ ngăn chặn nỗ lực vận động hành lang của ngành công nghiệp tiền mã hóa và quản lý các công cụ tài chính kỹ thuật số rủi ro, nhiều thiếu sót và chưa được kiểm chứng.

Sự bùng nổ của tiền điện tử khiến nhà chức trách và truyền thông nhà nước Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo. Một bài báo trên Economic Daily tuần trước kêu gọi nhà đầu tư cẩn trọng trước rủi ro “về mo” của Bitcoin. Cục quản lý tài chính Thâm Quyến cũng đưa ra tuyên bố cho rằng giao dịch và đầu cơ tiền mã hóa đe dọa “an ninh tài sản” của mọi người, phát sinh hoạt động tội phạm và phá vỡ trật tự tài chính. Cục cảnh báo nhà đầu tư tham gia hoạt động tài chính phi pháp và bị lừa đảo.

Tại Trung Quốc, nơi tất cả các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa bị cấm nghiêm ngặt, BSN ra mắt năm 2020 với mục tiêu cung cấp hạ tầng blockchain để sử dụng mà không dính líu tới tiền mã hóa. Một trong các dịch vụ của BSN – chứng chỉ kỹ thuật số BSN – giúp doanh nghiệp đúc và quản lý NFT riêng, không phụ thuộc vào crypto. Tháng trước, BSN thông báo sẽ sớm mang mạng lưới blockchain mở cho khách hàng quốc tế.

29Th6

Google đối mặt với khiếu nại chống độc quyền trong mảng dịch vụ tìm kiếm việc làm

by quocnv

Google đối mặt với khiếu nại chống độc quyền mới, khi công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm việc làm trực tuyến Jobindex của Đan Mạch ngày 27/6 khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) rằng Google đã ưu đãi một cách không công bằng cho Google for Jobs – dịch vụ tìm kiếm việc làm riêng của hãng.

Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố sẽ xem xét khiếu nại theo đúng trình tự thủ tục. Cách đây 4 năm, trang tìm kiếm việc làm Stepstone của tập đoàn truyền thông Đức Axel Springer cũng đã đưa ra khiếu nại tương tự với Google.

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Jobindex, Kaare Danielsen khẳng định Jobindex đã xây dựng được một kho dữ liệu lớn về việc làm tại Đan Mạch khi Google for Jobs mới đặt chân vào thị trường nước này vào năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Jobindex đã bị mất 20% lưu lượng tìm kiếm việc làm cho dịch vụ của Google. Theo ông Danielsen, thông qua việc đưa dịch vụ của mình lên đầu trang kết quả tìm kiếm, Google đã ẩn đi những công việc liên quan nhất mà người dùng đang tìm. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng không còn có thể tiếp cận tất cả những người đang tìm việc, trừ phi họ sử dụng dịch vụ của Google. Ông nhấn mạnh hành vi này không chỉ cản trở cạnh tranh giữa các dịch vụ tuyển dụng, mà còn làm suy yếu thị trường lao động, vốn đóng vai trò trung tâm trong bất kỳ nền kinh tế nào.

Bên cạnh đó, Jobindex cũng chỉ ra việc một số bài đăng quảng cáo việc làm của hãng bị sao chép mà không xin phép và Google for Jobs đã đăng quảng cáo thay cho các đối tác của Jobindex. Hãng cũng cảnh báo những nguy cơ về quyền riêng tư đối với các ứng viên tìm việc và khách hàng.

Đáp lại, Google khẳng định bất kỳ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm việc làm nào đều có thể tham gia sử dụng dịch vụ của Google và các công ty đều nhận thấy lưu lượng truy cập tăng lên và các kết quả tìm kiếm việc làm trùng khớp nhờ tính năng này.

Dịch vụ của Google bao gồm các bài đăng tổng hợp từ nhiều nhà tuyển dụng, cho phép các ứng viên lọc, lưu lại và nhận thông báo về việc làm mới. Google đã thiết kế một cửa sổ lớn dành riêng cho dịch vụ này ở trên đầu kết quả tìm kiếm thông thường.

Ra mắt tại châu Âu vào năm 2018, Google for Jobs đã đối mặt với chỉ trích từ 23 trang tìm kiếm việc làm trực tuyến vào năm 2019. Các trang này đều phàn nàn bị mất thị phần sau khi Google sử dụng vị thế độc quyền để tăng lượng truy cập cho dịch vụ mới của mình. Trong những năm gần đây, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager đã phạt Google hơn 8 tỷ euro (8,4 tỷ USD) vì những hành vi phi cạnh tranh. Cách đây 3 năm, Vestager đã để mắt đến dịch vụ tìm kiếm việc làm Google for Jobs nhưng chưa có hành động cụ thể.

Google đã đối mặt với nhiều vụ kiện liên quan chống độc quyền trong hàng loạt dịch vụ, từ thúc đẩy các nhà sản xuất điện thoại sử dụng ứng dụng của hãng đến can thiệp vào kết quả tìm kiếm nhằm giành ưu thế cho dịch vụ mua sắm riêng. Tháng 2 vừa qua, công ty cung cấp dịch vụ so sánh giá cả PriceRunner của Thụy Điển đã kiện Google đòi bồi thường 2,1 tỷ euro (2,2 tỷ USD), khi cho rằng Goolge đã không điều chỉnh hành vi phi cạnh tranh mặc dù đã bị phạt tới 2,42 tỷ euro (2,56 tỷ USD) vào năm 2017 do thiên vị cho dịch vụ mua sắm so sánh giá cả của hãng này.

29Th6

Thông báo và lịch sử điều khiển thiết bị trên ứng dụng Makihome

by annt

Mục đích:

  • Tính năng này cho phép người dùng xem lại các thông báo của hệ thống, lịch sử bật, tắt thiết bị có trong hệ thống.

XEM THÔNG BÁO ỨNG DỤNG

  • Trước hết trong mục cài đặt của điện thoại, cho phép ứng dụng Makihome đẩy thông báo

Hệ điều hành Android

Hệ điều hành IOS

  • Đăng nhập vào app Makihome, chọn tab Thông báo để xem các thông báo của ứng dụng
  • Hiển thị tất cả những thông báo của App: quyền sở hữu, thu hồi thiết bị, thêm thiết bị mới…

CÀI ĐẶT THÔNG BÁO ỨNG DỤNG

  • Để tạo 1 thông báo trên app, bạn làm theo 1 ví dụ sau đây:

Cài luật tự động tự động cho camera trong khung giờ 21h30-6h30 ( có khoanh vùng chuyển động) gửi thông báo chụp ảnh và thông báo notify cảnh báo về điện thoại.

LỊCH SỬ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ

  • Đăng nhập vào ứng dụng Makihome, nhấn chọn thiết bị muốn xem lịch sử-> Chọn …-> Lịch sử-> Hiện hộp thoại lịch sử của thiết bị.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome

29Th6

Hướng dẫn thay đổi mật khẩu trên ứng dụng Makihome

by annt

Để thay đổi mật khẩu trên app makihome ta thực hiện các bước như sau:
– Tại màn hình chính của ứng dụng chọn “Cài đặt” / “Thông tin tài khoản” / “Đổi mật khẩu”

– Nhập mật khẩu cũ (có thể bỏ trống), nhập mật khẩu mới và xác nhận lại mật khẩu/ “Thay đổi”.

Chú ý:

  • Có 2 cách để đăng nhập vào app makihome (Đăng nhập tự động và Đăng nhập thủ công) . Makihome khuyến cáo người dùng nên chọn phương thức đăng nhập bằng tài khoản Google, Facebook hoặc Apple để được tự động cấp hoặc khôi phục mật khẩu khi người dùng quên mật khẩu trên app.

  • Đối với tài khoản đăng nhập tự động, sau khi thay đổi mật khẩu người dùng có thể sử dụng 2 phương thức đăng nhập song song. Đăng nhập tự động bằng tài khoản Google, Facebook, Apple hoặc đăng nhập thủ công bằng cách điền tên người dùng và nhập mật khẩu mới để đăng nhập trên ứng dụng

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome