LOADING...

Category "Kỹ thuật"

1Th7

Hướng dẫn lắp đặt công tắc Makihome

by annt

Giải pháp nhà thông minh Makihome với nhiều giải pháp công nghệ sáng tạo, tin cậy & chất lượng. Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các sản phẩm thuộc nhóm Công tắc thông minh MakihomeBao gồm các mã sản phẩm sau :

Mở hộp sản phẩm

Bộ sản phẩm công tắc chính hãng từ Makihome bao gồm hộp đựng, 1 tờ hướng dẫn sử dụng và 1 bộ công tắc gồm mặt kính và đế công tắc

! Chú ý : Không tự ý tháo phần mạch ra khỏi đế công tắc. Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Đấu nối dây điện

! Chú ý:

– Ngắt toàn bộ điện trong nhà trước khi tiến hành lắp đặt, cần kiểm tra chắc chắn không có điện bằng bút thử.

 – Nếu bạn không có kĩ năng về điện, Makihome tuyệt đối yêu cầu người dùng không thử lắp đặt, hãy nhờ người có chút hiểu biết về điện dân dụng hoặc liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ lắp đặt.

1.Công tắc chiếu sáng

  • Tháo công tắc âm tường cũ, đánh dấu lại các dây nguồn và dây tải.
  • Đấu nối dây trung tính ( dây nguội ) vào cọc đồng kí hiệu N
  • Đấu nối dây pha nguồn (dây lửa) vào cọc đồng kí hiệu L.
  • Đấu nối dây pha tải (dây tải) vào lần lượt các cọc kí hiệu từ L1 đến L4 tùy loại công tắc.
  • Dây trung tính của tải (dây nguội tải) cần được nối với trung tính của nguồn hoặc nối chung cọc đồng N của nguồn.
 

Công tắc thông minh 1 nút

 

Công tắc thông minh 2 nút

Công tắc thông minh 3 nút

Công tắc thông minh 4 nút

 

2.Công tắc công suất cao

3. Công tắc điều khiển rèm

Công tắc điều khiển rèm đơn Công tắc điều khiển rèm đôi

Lưu ý : Thứ tự đấu 2 dây động cơ vào 2 cọc CL, OP  hoặc vào 4 cọc C1, O1, C2, O2 tùy thuộc vào thực tế lắp đặt động cơ rèm. Thứ tự nối không đúng dẫn đến chiều quay của rèm bị ngược so với mong muốn, các dây này sẽ được đấu đảo lại sau khi chạy thử.

4. Công tắc điều khiển cửa cuốn

  • Đấu nối dây trung tính (dây nguội) và dây chung động cơ vào cọc đồng kí hiệu N.
  • Đấu nối dây pha nguồn (dây lửa) vào cọc đồng kí hiệu L.
  • Đấu nối 4 dây còn lại của động cơ cửa cuốn (dây tải) vào lần lượt các cọc kí hiệu COM,<>(open),||(stop) và ><(close).

! Lưu ý : Cần lấy nguồn cho công tắc Makihome sau bộ lưu điện UPS của cửa cuốn ( trường hợp cửa cuốn có bộ lưu điện) và xác định tiếp điểm ||(stop) của cửa cuốn là NO hay NC.

5. Công tắc điều khiển cổng tự động

Lắp vào hộp âm tường

  • Lắp công tắc vào đế âm như hình vẽ.
  • Cắt ngắn, bó gọn dây diện trong hộp đế âm sẽ giúp việc lắp công tắc dễ dàng hơn.
  • Vặn ốc vừa phải sao cho công tắc ốp sát với mặt tường.

Lắp mặt kính

    • Lắp mặt kính vào công tắc, cạnh có gờ lắp vào trước, ấn phần còn lại vào sau. Đảm bảo các cạnh của mặt kính đều khít với cạnh của công tắc và tiếp xúc với bề mặt tường.
    • Cấp điện cho công tắc, nếu thấy tất cả các nút trên mặt kính đều sáng màu xanh tức là đã lắp đặt thành công. Nếu không thấy dấu hiệu trên, vui lòng ngắt điện, tháo công tắc và kiểm tra lại các bước 1 đến 3 hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kĩ thuật.

Tham khảo hướng dẫn đấu nối trong video dưới đây:

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome

Bài viết khác:

30Th6

Hướng dẫn tạo kịch bản trên ứng dụng Makihome

by annt

Tạo kịch bản là một tính năng vô cùng ưu việt của phần mềm Makihome. Tạo kịch bản cho phép bạn điều khiển nhiều thiết bị chỉ với 1 thao tác duy nhất.

Trước khi đi vào nội dung chính, nếu bạn chưa biết sử dụng phần mềm Makihome, xin vui lòng tham khảo bài viết này:

Hướng dẫn cài đặt và đăng ký ứng dụng Makihome

CÁC BƯỚC ĐỂ TẠO MỚI KICH BẢN TRONG ỨNG DỤNG MAKIHOME

– Tại màn hình chính của ứng dụng chọn tab “Tự động”  / “Kịch bản” / chọn “ Thêm kịch bản” hoặc dấu “+”.

– “Tên kịch bản”: điền tên kịch bản tương ứng. “Biểu tượng”: chọn biểu tượng và màu sắc mong muốn

– “Hành động” có  lựa chọn là  “Thiết bị”.

+ “Điều khiển thiết bị”: Chọn dấu “+”Trong phần “Hành động” hoặc nhấn chọn “ Thêm hành động” để chọn hành động tương ứng. Tích chọn   trong phần thiết bị để lựa chọn các thiết bị muốn điều khiển tương ứng với hành động đã chọn.

+ Chọn hành động tương ứng cho thiết bị đã lựa chọn ON hoặc OFF

+ Sau khi chọn xong nhấn “Lưu” để tạo kịch bản mới.

CÁC BƯỚC ĐỂ SỬA KICH BẢN TRONG ỨNG DỤNG MAKIHOME

– Tại màn hình chính của ứng dụng chọn tab “Tự động”  / “Kịch bản” / nhấn giữ 2s vào biểu tượng kịch bản muốn sửa -> hiện lên chi tiết kịch bản

+ Tên kịch bản: sửa tên kịch bản muốn thay đổi

+ Biểu tượng: chọn biểu tượng và màu sắc kịch bản muốn thay đổi

+ Hành động: chọn thêm hành động hoặc chọn  trong mục “Hành động” để thêm thiết bị vào kịch bản và chọn  để loại bỏ thiết bị khỏi kịch bản

CÁC BƯỚC ĐỂ XÓA KỊCH BẢN TRONG ỨNG DỤNG MAKIHOME

– Tại màn hình chính của ứng dụng chọn tab “Tự động”  / “Kịch bản” / nhấn giữ 2s vào biểu tượng kịch bản -> hiện lên chi tiết kịch bản / chọn biểu tượng xóa  / nhấn Đồng ý để xác nhận xóa kịch bản

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn cụ thể cách để để bạn có thể cài đặt các kịch bản tùy biến phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Ngoài ra bạn có thể tạo 1 nút kịch bản nếu bạn muốn sử dụng công tắc kích hoạt kịch bản.

Bạn tham khảo cách cài đặt nút kịch bạn tại đây: Hướng dẫn cài đặt công tắc kịch bản trên ứng dụng Makihome

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An Do not Reup

Ps:Tuấn An_Makihome

Bài viết khác:

 

29Th6

Thông báo và lịch sử điều khiển thiết bị trên ứng dụng Makihome

by annt

Mục đích:

  • Tính năng này cho phép người dùng xem lại các thông báo của hệ thống, lịch sử bật, tắt thiết bị có trong hệ thống.

XEM THÔNG BÁO ỨNG DỤNG

  • Trước hết trong mục cài đặt của điện thoại, cho phép ứng dụng Makihome đẩy thông báo

Hệ điều hành Android

Hệ điều hành IOS

  • Đăng nhập vào app Makihome, chọn tab Thông báo để xem các thông báo của ứng dụng
  • Hiển thị tất cả những thông báo của App: quyền sở hữu, thu hồi thiết bị, thêm thiết bị mới…

CÀI ĐẶT THÔNG BÁO ỨNG DỤNG

  • Để tạo 1 thông báo trên app, bạn làm theo 1 ví dụ sau đây:

Cài luật tự động tự động cho camera trong khung giờ 21h30-6h30 ( có khoanh vùng chuyển động) gửi thông báo chụp ảnh và thông báo notify cảnh báo về điện thoại.

LỊCH SỬ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ

  • Đăng nhập vào ứng dụng Makihome, nhấn chọn thiết bị muốn xem lịch sử-> Chọn …-> Lịch sử-> Hiện hộp thoại lịch sử của thiết bị.

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome

29Th6

Hướng dẫn thay đổi mật khẩu trên ứng dụng Makihome

by annt

Để thay đổi mật khẩu trên app makihome ta thực hiện các bước như sau:
– Tại màn hình chính của ứng dụng chọn “Cài đặt” / “Thông tin tài khoản” / “Đổi mật khẩu”

– Nhập mật khẩu cũ (có thể bỏ trống), nhập mật khẩu mới và xác nhận lại mật khẩu/ “Thay đổi”.

Chú ý:

  • Có 2 cách để đăng nhập vào app makihome (Đăng nhập tự động và Đăng nhập thủ công) . Makihome khuyến cáo người dùng nên chọn phương thức đăng nhập bằng tài khoản Google, Facebook hoặc Apple để được tự động cấp hoặc khôi phục mật khẩu khi người dùng quên mật khẩu trên app.

  • Đối với tài khoản đăng nhập tự động, sau khi thay đổi mật khẩu người dùng có thể sử dụng 2 phương thức đăng nhập song song. Đăng nhập tự động bằng tài khoản Google, Facebook, Apple hoặc đăng nhập thủ công bằng cách điền tên người dùng và nhập mật khẩu mới để đăng nhập trên ứng dụng

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome

27Th6

Hướng dẫn cài đặt và đăng ký ứng dụng Makihome

by annt

–  Link tải ứng dụng makihome:

Bước 1: Tải ứng dụng Makihome về điện thoại, máy tính bảng.

  • Cách 1: Đối với hệ điều hành IOS tiến hành truy cập App Store và hệ điều hành Android tiến hành truy cập CH Play, bạn chỉ cần gõ cụm từ “Makihome” và ấn “Cài đặt” như bao ứng dụng khác.
  • Cách 2: Quét mã QR để tải ứng dụng về thiết bị.

Bước 2: Mở ứng dụng Makihome, tiến hành đăng ký tài khoản.

! Lưu ý: Makihome khuyến cáo người dùng nên sử dụng phương thức đăng nhập tự động để tránh việc quên mật khẩu tài khoản.

  • Cách 1 : Đăng ký bằng tài khoản tự động

Trên hệ điều hành Android

Nhấn chọn đăng nhập với Google hoặc Facebook

Trên hệ điều hành IOS

Nhấn chọn đăng nhập với Google hoặc Facebook, Apple

Nhấn chọn  “ Đồng ý” để tiếp tục

Xác nhận tài khoản Google hoặc Facebook của bạn.

Xác nhận tài khoản Google hoặc Facebook, Apple của bạn

Cách 2: Đăng ký bằng tài khoản thủ công ( Nhấn chọn “ Đăng nhập thủ công” )

Nhấn chọn “ Đăng ký”

Điền tên tài khoản và nhập 2 lần mật khẩu, nhấn chọn “Đăng ký”

Ứng dụng thông báo đăng ký thành công

Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản vào ứng dụng makihome

  • Đối với đăng nhập tự động: Sau khi xác thực tài khoản Google, Facebook hoặc Apple ứng dụng sẽ xác nhận đăng ký thành công và tự động đăng nhập vào.
  • Đối với đăng nhập thủ công: Sau khi đăng ký thành công, tại màn hình phương thức đăng nhập thủ công bạn điền tên tài khoản và nhập mật khẩu, sau đó nhấn chọn “ Đăng nhập”.

Bây giờ, sau khi tạo tài khoản trên App Makihome, bạn đã có thế kết nối thiết bị thông minh của mình trên app Makihome và bắt đầu trải nghiệm rồi!

Có thể bạn quan tâm: Công tắc thông minh Makihome

@Copyright by makihome / A member of Makipos Electronics Co., Ltd

@ Copyright by Nguyen Tuan An

Ps: Tuấn An_Makihome

8Th1

Kéo thêm dây trung tính về công tắc và các lưu ý quan trọng

by Ngoc Tu

Công tắc smarthome và một số sản phẩm smarthome khác, thông thường yêu cầu nguồn điện lưới bao gồm cả dây pha lẫn trung tính để cấp nguồn cho phần mạch điện tử, loại trừ loại công tắc 1 dây (hay công tắc không dây trung tính).

Tuy nhiên trong một số sơ đồ đi dây điện trong căn hộ hiện nay, để tối ưu chi phí vật tư, đường dây điện đi vào hộp âm công tắc thường chỉ gồm dây pha nguồn và dây pha tải. Để sử dụng được công tắc hai dây, người ta phải đi thêm dây trung tính nguồn qua một số cách sau đây:

  • Kéo trung tính từ ổ cắm gần nhất.
  • Kéo trung tính từ bóng điện (tải) gần nhất
  • Hi sinh 1 bóng điện (tải) để lấy trung tính.

Xem thêm bài viết về công tắc không trung tính

Hi sinh 1 bóng điện (tải) để lấy trung tính. Giải thích thêm về phương pháp này, đây là phương pháp bỏ sử dụng 1 tải, nối tắt 2 đầu tải và dây pha tải đó sẽ trở thành dây trung tính nguồn. Cần lưu ý màu dây điện sau khi đổi vai trò, dây pha trước kia trở thành dây trung tính, rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình sửa chữa điện sau này.

Các phương pháp kéo dây trên đều chỉ nhằm mục đích lấy trung tính nguồn về công tắc, tuy nhiên trong mạng điện trong nhà hiện nay, bằng việc trang bị các thiết bị bảo vệ chống giật, chống dòng rò, nguồn điện ưu tiên và dự phòng, việc đi dây có thể không thành công và rất dễ để lại hậu quả khó lường, chúng ta cùng đi phân tích trong phần tiếp theo.

Mạng có trang bị Aptomat chống giật

Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là Át chống giật, CB chống giật, Aptomat chống dòng rò, Cầu dao chống dòng rò… Cũng tương tự như Aptomat thường, Aptomat chống giật có các loại sau:

  • Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker).
  • Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
  • Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).

Aptomat chống giật có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Ngoài ra Aptomat chống giật ELCB, RCBO còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như aptomat thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, cần phải kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải. RCCB + MCB = RCBO.

Chức năng của Aptomat chống giật:

  • Aptomat chống giật 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây pha và trung tính, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa. Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.
  • Aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó ngắt.

Tủ điện trong nhà có nhiệm vụ bảo vệ mỗi khi có sự cố và phân phối điện tới từng kênh phụ tải ( khu vực trong nhà) . Các kênh phụ tải được phân chia theo chức năng và khu vực, hình dưới đây là một ví dụ mô tả việc phân chia kênh phụ tải trong nhà.

Mô tả phân chia kênh phụ tải trong nhà

Một ví dụ kéo dây trung tính từ mạng có ELCB

Giả sử đầu nguồn các kênh phụ tải được trang bị ELCB, điều gì sẽ xảy ra nếu tại ví trí công tắc nhóm 2, ta lấy trung tính nguồn từ vị trí ổ điện số nhóm 1, hoặc bóng đèn số 1. ELCB tại nhóm 1 và 2 lập tức bảo vệ khi ta cấp nguồn cho mạng điện.

Kéo trung tính khác kênh phụ tải

Giải thích : Khi cấp điện nguồn cho mạng điện, tại vị trí công tắc nhóm 1 sinh ra dòng tiêu thụ không tải trên công tắc này, đây là dòng tiêu thụ để nuôi phần mạch điện tử. Dòng điện qua dây pha của nhóm 1, trả về nguồn qua dây trung tính của nhóm 2. Vì dòng điện qua dây pha và trung tính các kênh 1 và 2 không tương ứng bằng nhau, ELCB nhóm 1 và 2 lập tức ngắt điện.

Kết luận : Trong mạng điện có aptomat chống giật thì bắt buộc phải lấy dây trung tính từ nguồn cùng kênh.

Nếu mạng không trang bị aptomat chống giật, việc lấy trung tính từ nguồn không cùng kênh sẽ vẫn hoạt động được bình thường, tuy nhiên làm thay đổi thiết kế phân phối nguồn ban đầu, cung cấp nguồn tới các kênh không hoàn toàn tách biệt.

Mạng có trang bị nguồn ưu tiên hay nguồn dự phòng.

Trong thiết kế điện của các căn hộ thuộc chung cư cao cấp hoặc tầm trung trở lên, bao giờ cũng được trang bị nguồn điện ưu tiên hay còn có tên gọi khác là nguồn điện dự phòng hay nguồn backup.

Nguồn điện ưu tiên là nguồn điện được nhà thầu thiết kế của toà nhà đảm bảo luôn được cấp điện 24/24 ngay cả khi hệ thống điện có sự cố. Khi hệ thống điện lưới ổn định, nguồn này sử dụng điện lưới, khi điện lưới có sự cố, nguồn này sử dụng điện từ máy phát của toà nhà. Trong căn hộ thông thường chỉ gồm một số thiết bị quan trọng sử dụng nguồn này, và một số đèn chiếu sáng chính và một đến hai ổ cắm để dự phòng. Thiết bị dùng để chuyển nguồn ưu tiên từ sử dụng điện lưới sang máy phát gọi là thiết bị chuyển đổi nguồn tự động ATS ( automatic transfer switch).

Một ví dụ về kéo dây trung tính trong mạng có nguồn Backup

Giả sử tại vị trí công tắc ưu tiên nhóm số 3, ta đi dây trung tính từ vị trí ổ cắm nhóm 2 hoặc bóng điện nhóm 2

Kéo trung tính khác kênh phụ tải

Mạng sẽ vẫn hoạt động bình thường khi lưới điện ổn định, nhưng khi lưới điện có sự cố, ATS đổi nguồn ưu tiên từ điện lưới sang dùng máy phát, vị trí công tắc ưu tiên 3 dùng dây pha máy phát và dây trung tính của điện lưới, hiển nhiên công tắc không hoạt động được và sự cố phía lưới có thể lan sang mạng điện phía máy phát.

Nếu mạng điện có trang bị aptomat chống giật, hiển nhiên aptomat sẽ bảo vệ ngay khi cấp điện cho lưới (như phần 1).

Kết luận : Nếu mạng điện trang bị nguồn ưu tiên thì bắt buộc phải lấy trung tính từ nguồn cùng kênh.

Việc lấy dây trung tính phục vụ cấp nguồn cho công tắc bắt buộc phải lấy trung tính từ nguồn cùng kênh với công tắc hiện tại. Việc đi dây sai có thể vẫn làm cho mạng điện hoạt động bình thường nhưng có thể để lại hậu quả khi mạng điện có sự cố, khó kiểm soát khi sửa chữa điện.

2Th1

Công tắc thông minh 1 dây (phần 1). Đơn giản hay phức tạp ?

by Ngoc Tu

Công tắc thông minh 1 dây hay còn gọi là công tắc không dây trung tính là loại công tắc thông minh chỉ sử dụng dây pha nguồn và dây pha tải, đóng cắt dây pha tải mà không cần dùng đến dây trung tính nguồn. Thay thế hoàn toàn công tắc cơ truyền thống đối với các lưới điện chiếu sáng chỉ đi dây pha.

Đọc Tiếp
30Th9

Hướng dẫn liên kết thiết bị Makihome với Google Home

by Dao Nguyen

Một trong những tính năng ưu việt của các thiết bị Makihome là khả năng tương thích với Google Home và có thể điều khiển bằng giọng nói thông qua Google Assistant.

Trước khi đi vào bài viết, tôi sẽ giúp bạn phân biệt tính năng và tác dụng của Google Home Google Assistant.

Google Home và Google Assistant

Google Home

Google Home là ứng dụng để liên kết, thiết lập nhà thông minh, điều khiển thủ công… .

tải cho Android, tải cho iOS

Google Assistant

Ứng dụng trợ lý ảo, các thiết bị smart home được điểu khiển bởi Google Home thông qua Google Assistant.

khi bạn đã thiết lập các món đồ nhà thông minh của mình trong Google Home rồi thì qua Google Assistant đọc lệnh “đồng bộ thiết bị của tôi” (hoặc “sync my devices”) để sync các thiết bị để Assistant biết.

tải cho Android, tải cho IOS

Cài đặt Google Home

Bước 1: Cài đặt Google HomeGoogle Assistant.

Bước 2: Mở app Google Home

Nếu chưa từng dùng thiết bị Google Home bao giờ thì hãy nhấn Bắt đầu rồi chọn tài khoản Google sẽ dùng. Có thể add thêm tài khoản mới ở bước này.


Nhấn nút Tạo nhà để tiếp tục.

Bước 3: Chọn Hoạt động với Google rồi tìm kiếm với từ khóa “Makipos Smarthome

Bước 4: Đăng nhập bằng tài khoản ứng dụng Makihome của bạn

Sau khi đăng nhập, Google Home đã liên kết thành công với thiết bị Makihome của bạn

Cài đặt Google Assistant

Mở Google Assistant, gõ lệnh “sync my devices” để đồng bộ các thiết bị Makihome.

Giờ đây bạn có thể điều khiển các thiết bị Makihome bằng Google Assistant.


Chúc bạn cài đặt thành công !!

Bài viết khác: